Ý nghĩa đầu kìm trong kiến trúc chùa cổ Bắc Bộ
Hai đầu rồng, dân gian thường gọi là đầu kìm, với miệng ngậm bờ nóc, mình và đuôi rồng được thu gọn qua nghệ thuật cách điệu hoá lá tây vắt lên trên trụ đấu ở hai đầu bờ nóc.
Vậy ý nghĩa của hai đầu kìm này là gì trong kiến trúc chùa cổ Bắc bộ?
Từ những ý nghĩa biểu tượng trên, thật dễ dàng hiểu được thâm ý của cha ông chúng ta ngày xưa. Đó là muốn nhắc nhở những người bề trên phải luôn vận dụng trí tuệ như ngọn hải đăng soi đường dẫn lối để gìn giữ nề nếp gia phong, xã tắc, giới luật nhà Phật làm gương sáng cho người cấp dưới noi theo. Nhờ vậy mà nhà nhà ấm no hạnh phúc, đất nước thái hòa, thịnh vượng, Phật pháp xương minh, phát triển.
Ý nghĩa này được chứng minh qua thành ngữ Việt Nam: “Nhà dột từ nóc dột xuống” – ý nói người bề trên mà hư hỏng, thì lớp dưới coi thường, khuôn phép gia phong không nghiêm, luân thường đạo lý mai một;
Hay nhà Phật có câu: “Giới luật còn thì Phật pháp còn” và “Giới luật là thọ mệnh của Phật pháp”. Ý nói, muốn Phật giáo phát triển thì tăng, ni, Phật tử phải luôn gìn giữ giới luật đức Phật dạy, mà trong đó vị viện chủ, phương trượng, trụ trì tiên phong hành trì (như đầu rồng/ đầu kìm luôn ngậm bờ mái chùa).