Vô thường trong Phật giáo có phải là một chủ thuyết bi quan?

Vô thường không phải là chủ thuyết bi quan, mà trái lại, nó là chủ thuyết lạc quan.

Tại sao lại như vậy?

Bởi vì, mọi vật trên đời này, nhờ vô thường nên chúng luôn luôn đổi mới; Như dòng nước trôi chảy không bao giờ đứng yên một chỗ.

Nhờ có sự thay đổi đó, mà xã hội luôn luôn tiến bộ. Nếu mọi vật đứng yên một chỗ, thì cuộc đời này vô cùng buồn tẻ, và có lẽ, cũng không còn ai tha thiết muốn sống.

Vô thường không phải là một tính cách tiêu cực của sự sống. Vô thường có thể được xem như là bản chất của sự sống.

Vô thường không phải là một tính cách tiêu cực của sự sống. Vô thường có thể được xem như là bản chất của sự sống.

Nếu chỉ còn một ngày để sống?

Như chúng ta trồng một cây kiểng, nếu cây kiểng đó, tự nó không có sự biến chuyển thay đổi, thì làm gì nó trở nên tươi đẹp. Dù chúng ta có ra công chăm sóc tới đâu đi nữa, thì nó cũng không bao giờ thay đổi. Cũng như dòng nước trong xanh tươi mát kia, sở dĩ nó được trong xanh như thế, là vì nhờ nó luôn luôn trôi chảy không dừng, nó cuốn phăng đi những thứ rác rến, nhơ nhớp, không bị tù hãm thành dơ bẩn. Một thí dụ khác, như khi chúng ta dùng thực phẩm hằng ngày, nếu không vô thường, thì thực phẩm kia làm sao tiêu hóa. Nếu không tiêu hóa, vật nào nguyên vẹn vật đó, thì làm sao chúng ta có thể sống được?

Tóm lại, sự đời nhờ vô thường mà cuộc sống luôn luôn đổi mới, thú vị, yêu đời. Hiểu như thế, thì chúng ta nên khéo lợi dụng sự vô thường đó mà luôn luôn đổi mới thân tâm của chúng ta theo chiều hướng tốt đẹp để làm thăng hoa trong cuộc sống. Đó là một thái độ khôn ngoan và luôn luôn lạc quan, yêu đời vui sống.

Như vậy, theo lý vô thường, tự nó sẽ đào thải tất cả những gì lỗi thời không phù hợp thích nghi với nền văn minh tiến bộ của nhân loại mỗi ngày mỗi đổi mới.

Thích Phước Thái