Việc công quả tại chùa
Đến công quả phục vụ là một trong việc làm mang lại lợi ích chung cho mọi người, qua đó chúng ta có những trải nghiệm trong quá trình tu tập. Đức Phật đã từng dạy “sáu pháp lục hòa” hay “sáu pháp hòa kính” sáu phương pháp đưa đến sự hòa kính, hòa thuận với nhau trong đời sống hằng ngày.
1. Thân hòa đồng trụ
2. Khẩu hòa vô tranh
3. Ý hòa đồng duyệt
4. Giới hòa đồng tu
5. Kiến hòa đồng giải
6. Lợi hòa đồng quân
Để có được lợi ích và an lạc trong đời sống, tu tập hằng ngày. Chúng ta phải và nên thực hành sáu pháp lục hòa này vì đó chính là con đường đưa đến sự thuận hòa từ trên xuống dưới mặt khác đó chính là tinh thần cộng trụ. Sáu pháp này giúp cho mọi người sống chung, tu tập chung với nhau được an ổn và tịnh lạc.
Đến công quả phục vụ là một trong việc làm mang lại lợi ích chung cho mọi người, qua đó chúng ta có những trải nghiệm trong quá trình tu tập.
Ví như sống trong một đạo tràng mọi người cùng tham gia công việc hộ trì Tam Bảo bằng cách làm những công việc mang lại lợi ích chung cho đại chúng, phục vụ các khóa tu hoặc phục vụ mọi người: quét rác, tưới cây, nấu nướng, lau dọn và trồng rau….
Trước tiên mọi người làm việc với nhau trên tinh thần phục vụ.
Thân: không phạm việc ác: sát sinh, trộm cắp, tà dâm (thân được thanh tịnh).
Khẩu: không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời thêu dệt, không thị phi bàn chuyện người, chuyện ta, khẩu không nói lỗi của người (khẩu được thanh tịnh)
Ý: không tham, sân, si (ý được thanh tịnh) tinh nhập thế của đạo Phật “tùy duyên phụng sự hóa độ chúng sinh” hay “tùy duyên bất biến” thuận theo duyên nhưng không bỏ chí nguyện “thượng cầu hạ hóa”. Cũng như thế, tuy phụng sự chúng sinh với các công việc công quả…. nhưng không quên, không bỏ đi sự tu tập và hành trì và lan tỏa Chánh pháp đến mọi người.
Đến chùa công quả là vì muốn mang lại lợi ích chung cho số đông. Tuy việc quét tước, nấu nướng, lau dọn, trồng rau, tưới cây, việc ấy nhìn thấy không lớn lao nhưng nó mang cả một cái tâm rộng lớn, muốn mang lại lợi ích niềm vui và lợi ích chung cho mọi người.
Tâm Hướng