Vì sao việc cúng chay trong vòng bảy tuần thất (49 ngày) là rất quan trọng?

Để thêm phần phước báo cho hương linh và toàn thể gia đình, thân nhân cần tu tạo phước điền bằng cách cúng dường chư Tăng, bố thí, phóng sanh, chẩn tế âm linh cô hồn và các việc phước thiện khác.

Đối với những người con Phật, cúng kính ngoài ý nghĩa tưởng niệm, tri ân còn là dịp để cầu nguyện, làm các công đức nhằm hồi hướng phước lành cho người thân đã quá vãng. Kinh Địa Tạng có nói về việc các hương linh bị đọa trong cảnh khổ luôn mong mỏi những người thân làm được nhiều phước đức để hồi hướng cho họ. Mặt khác, các hương linh cũng chẳng mấy vui khi thân nhân vì họ (cúng giỗ) mà tạo nghiệp sát sanh, hại vật làm cho nghiệp báo của người sống lẫn người chết càng nặng nề thêm.

Bồ tát Địa Tạng dạy cúng chay để lợi ích gia tiên

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đặc biệt, trong vòng bảy tuần thất (49 ngày), việc cúng chay mỗi ngày và mỗi tuần thất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Bởi đây là khoảng thời gian cần thiết cho hương linh quyết định khuynh hướng tái sanh. Nếu trong thời gian này, thân nhân quá chú trọng đến hình thức, tổ chức tang lễ rình rang, đãi đằng ăn uống (rượu thịt) linh đình mà quên đi phần cốt lõi là cầu nguyện và tạo phước cho hương linh thì chắc chắn hương linh sẽ không được lợi ích, thậm chí có thể bị đọa lạc.

Do vậy, với tinh thần chánh kiến, để cho âm dương lưỡng lợi, tránh quả báo của việc giết hại, tốt nhất đối với hàng Phật tử là mỗi khi gia đình có tang lễ hay cúng giỗ, nên cúng chay và thành tâm cầu nguyện. Ngoài ra, để thêm phần phước báo cho hương linh và toàn thể gia đình, thân nhân cần tu tạo phước điền bằng cách cúng dường chư Tăng, bố thí, phóng sanh, chẩn tế âm linh cô hồn và các việc phước thiện khác,

Quảng Tánh