Vì sao niệm Phật 10 niệm có thể diệt tội nhiều kiếp?

Hỏi: Tạo tội chướng đã nhiều vì sao niệm Phật 10 niệm có thể diệt tội nhiều kiếp được?

Đáp: 10 câu hiệu Phật nhất định trừ diệt được các tội trong nhiều kiếp. Vì sao được biết? Xin đem vài thí dụ để giải thích. Có người chứa củi một ngàn ngày, chỉ cần châm một mồi lửa nhỏ thì đống củi ngàn ngày bị cháy trong nửa ngày là tiêu sạch. Tội nghiệp phiền não cũng như đống củi, niệm Phật cũng như mồi lửa, tội chướng từ vô lượng kiếp đến nay do một công đức câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật mà tất cả tội chướng đều tiêu diệt. Tội chướng cũng như ngôi nhà tối, niệm Phật cũng như đèn sáng. Nhà tối ngàn năm, đèn sáng vừa chiếu đến các bóng tối liền trừ, công đức niệm Phật lại cũng như thế. Tội chướng từ vô lượng kiếp đến nay do công đức niệm Phật A Di Đà mà tất cả tội chướng đều tiêu diệt. Nên biết niệm Phật nhất định trừ diệt được các tội trong nhiều kiếp.

Quán Kinh nói: “Ông xưng danh hiệu Phật nên các tội tiêu diệt, ta nay đến rước ông.” Niệm Phật mười tiếng công đức còn vô biên, huống chi có người một ngày niệm được mười muôn danh hiệu Phật A Di Đà, hoặc 1 ngày niệm được 20 muôn câu A Di Đà Phật. Công Đức 1 ngày niệm Phật còn vô biên huống là 2 ngày đến 7 ngày công đức vô cùng.

Niệm Phật công đức rất nhiều nên sanh về Tịnh độ dự vào Thượng Phẩm, niệm Phật ít thì sanh về Hạ Phẩm.

Niệm Phật công đức rất nhiều nên sanh về Tịnh độ dự vào Thượng Phẩm, niệm Phật ít thì sanh về Hạ Phẩm.

Kinh A Di Đà nói:

“Khi sắp lâm chung, mau thì 1 ngày chậm thì 7 ngày niệm Phật liền được vãng sanh Tịnh Độ. Lại nói: “Chúng sanh sanh về cõi ấy đều ở vị Bất thối.” Địa vị bất thối là hàng Bồ tát Bát địa, đây là pháp vãng sanh của Thượng Phẩm Thượng Sanh. Vì sao được biết? Ví như ở thế gian người mua nhà cửa, người có nhiều tiền thì mua ngôi nhà đẹp, nếu tiền của ít thì mua ngôi nhà xấu. Niệm Phật công đức rất nhiều nên sanh về Tịnh độ dự vào Thượng Phẩm, niệm Phật ít thì sanh về Hạ Phẩm. Đức Như Lai nói các công đức lành của 8 muôn 4 ngàn pháp môn chỉ có pháp môn niệm Phật là pháp tối thượng. Đức Như Lai tuy nói các công đức lành duy có Pháp môn niệm Phật là nhiều thiện căn, nhiều phước đức, nếu đem các tạp thiện mà so với niệm Phật thì ít căn lành, ít phước đức, pháp môn Niệm Phật thật chẳng phải của các môn khác có thể sánh kịp.

Lại nữa, pháp môn Niệm Phật y theo Kinh nói thì rất khó gặp. Vì sao được biết? Kinh Đại A Di Đà nói:

“Thuở quá khứ có một quốc vương, phát khởi lòng tin nghĩ sẽ thực hành yếu pháp Niệm Phật liền đến gặp thiện tri thức, quyết chí cầu pháp Niệm Phật. Lúc bấy giờ thiện tri thức mới đáp rằng: Này đại vương chỗ cốt yếu của pháp Niệm Phật này, lý rốt ráo thật khó nghe. Nhà vua quyết tâm học pháp Niệm Phật nên đáp: Thưa Đại sư, xin Ngài vui lòng vì tôi mà nói pháp yếu Niệm Phật, tôi sẽ trọn đời cúng dường để ngài sai xử. Khi đó Thiện tri thức đáp: Này đại vương! Nếu ngài muốn biết pháp yếu Niệm Phật trước phải bỏ ngôi vua, ở đây phục vụ cung cấp cho ta không thối chuyển, ta sẽ vì vua mà nói pháp yếu Niệm Phật. Lúc ấy nhà vua bỏ ngôi vua theo hầu thiện tri thức cung cấp những điều cần dùng, không nề khổ cực, không sanh lòng thối chuyển. Nhà vua nghe dạy về pháp Niệm Phật Tam Muội, vua chuyên tu pháp này, sau đó gặp 2 muôn 8 ngàn Chư Phật đều vì nhà vua mà nói Niệm Phật Tam Muội. Nhà vua nghe được pháp Niệm Phật nên được thành Phật.” Huống chi ngày nay được nghe và chí thành tin niệm, đâu thể không được vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Ức ức chúng sanh bị chìm đắm trong đường ác, chẳng được thành Phật, chỉ vì không gặp được pháp môn Niệm Phật. Nên biết pháp môn Niệm Phật thật khó gặp.

Trích Niệm Phật Kính

Tuyển tập: Đại Sư Đạo Cảnh và Đại Sư Thiện Đạo