Vì sao “người nói được làm được là quốc bảo”?

“Người nói được mà không làm được, chỉ là quốc sư; người nói được mà làm được, ấy là quốc bảo”. Ý nghĩa của hai câu nói trên chính là điều mà trong kinh đức Phật thường giảng nói, người phá giới còn có thể cứu được, nhưng người phá kiến thì hoàn toàn không thể cứu được.

 

Vừa mở đầu kinh Pháp hoa, đức Thế Tôn liền nói ra tông chỉ của giáo học là “khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật”. Phật vì chúng ta mà khai thị, bản thân chúng ta phải có năng lực để ngộ nhập. “Ngộ” là tường tận, “nhập” là chân thật làm được. Nghĩa là đem chánh tri chánh kiến dung hòa với đời sống của chính mình thành một thể, đây gọi là dung hòa, tục ngữ gọi là chứng quả, “nhập” chính là ý nghĩa của chứng.

Tông Thiên thai nói: “Người nói được mà không làm được, chỉ là quốc sư; người nói được mà làm được, ấy là quốc bảo”. Ý nghĩa của hai câu nói trên chính là điều mà trong kinh đức Phật thường giảng nói, người phá giới còn có thể cứu được, nhưng người phá kiến thì hoàn toàn không thể cứu được.

02

“Nói được mà không làm được” chính là phá giới.

Họ biết giảng nói mà làm không được, nhưng những điều họ nói ra là chân thật, họ không nói sai, trên tri kiến là đúng, cho nên những người này vẫn có thể cứu độ. Còn như người giữ giới rất nghiêm, làm được rất tốt, nhưng tri kiến sai lầm, thì không thể cứu được. Ví như chư Phật Như Lai, lịch đại tổ sư đại đức đều dạy chúng ta cầu sanh Tịnh Độ, không chỉ người niệm Phật mới cầu sanh Tịnh Độ, mà người tu học bất kỳ một pháp môn nào, đến sau cùng vẫn phải hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ, kiến giải này chính là chánh tri chánh kiến. Chính mình có thể nhất tâm cầu vãng sanh Tịnh Độ, hơn nữa còn có thể đem chánh pháp giới thiệu cho người khác, người như vậy chính là quốc bảo.

Hoằng pháp và hộ pháp.

Tu học Phật pháp, hoằng dương Phật pháp, tuyệt đối chúng ta không được nhân danh Phật pháp để lừa gạt chúng sanh, cầu danh văn lợi dưỡng, tham đắm hưởng thụ năm dục sáu trần. Mặc dù trước mắt có thể hưởng được một chút tiện nghi nhỏ, nhưng đời sau nhất định phải đọa địa ngục A-tỳ. Do đây có thể biết, dũng mãnh tinh tấn, chăm chỉ tu học là điều rất quan trọng.

Hoằng dương Phật pháp cần phải chính mình làm ra một tấm gương tốt, phải nhận biết rõ thời đại này, phải có trí tuệ, phương tiện, khéo léo để dẫn dắt tất cả chúng sanh tin nhận phụng hành lời Phật dạy, làm được như vậy chúng ta mới không uổng phí cuộc đời này.

HT. Tịnh Không