Vì sao ngày xưa gọi “Phật” là “Bụt”?

Là người tu Phật, chúng ta phải biết Phật là gì? Và lâu nay chúng ta nghi ngờ tại sao từ thế kỷ 13 về trước gọi Phật bằng “Bụt”, còn ngày nay gọi Ngài bằng Phật. Như vậy ai gọi đúng?

Phật là đức Thích-ca Mâu-ni phải không? Chữ Phật ở đây chỉ cho một con người đã được giác ngộ.

Ngoài đức Phật Thích-ca Mâu-ni, những người giác ngộ như Ngài cũng đều gọi là Phật. Cho nên nói tới tu Phật là nói tới sự giác ngộ.

Lâu nay chúng ta nghi ngờ tại sao từ thế kỷ 13 về trước gọi Phật bằng “Bụt”, còn ngày nay gọi Ngài bằng Phật. Như vậy ai gọi đúng?

Đức Phật giác ngộ về điều gì?

7cf5e4f3c105155b4c14

Tôi sẽ giải thích về điều này. Ngày xưa, vùng đất Luy Lâu là vùng đất thương mại rất phồn thịnh, thương thuyền người Ấn sang đây buôn bán mang theo các nhà Sư truyền đạo. Sư Ấn Độ sang Việt Nam vẫn nói tiếng Ấn. Các ngài gọi Phật là “Buddha”, Trung Hoa dịch là “Giác giả”.

Giác là giác ngộ, giả là người.

Chữ “Buddha” là “Người giác ngộ”.

Tổ tiên mình gọi chữ “Bud” là “Bụt”.

Như vậy gọi “Bụt” rất gần với phiên âm tiếng Phạn, nhưng tại sao ngày nay chúng ta gọi “Phật”?

Bởi vì vào đời Minh, Trung Hoa có in Tạng kinh bằng chữ Hán, người Việt Nam ta thỉnh về để đọc.

Chữ “Buddha” dịch âm chữ Hán là “Phật-đà”.

Chữ “Bud” đọc là “Phật”, chữ “dha” đọc là “Đà”.

Nên “Phật-đà” là người Việt đọc theo âm chữ Hán.

Thế nên từ đời Minh, tức khoảng thế kỷ 17 – 18 về sau mới có danh từ “Phật”, còn thời gian trước chỉ có danh từ “Bụt”.

Hiểu như vậy chúng ta mới biết cách gọi Phật của người xưa và người nay khác nhau như thế nào.

Tuy khác trên danh xưng nhưng vẫn cùng một ý nghĩa, Phật là chỉ cho bậc giác ngộ.

Đức Phật là bậc giác ngộ nên đạo do Ngài truyền cũng là đạo giác ngộ.

Vì vậy nói đạo Phật là đạo giác ngộ.

Chúng ta xưng mình là Phật tử tức con của bậc giác ngộ, hoặc ta cũng là người giác ngộ chút chút.

Giác ngộ chút chút chớ không phải không chút giác ngộ.

Đến với đạo Phật là phải có giác ngộ, chớ không thể mù quáng được.

Thế nhưng có Phật tử đến với đạo Phật nhiều năm, vẫn nói chưa giác ngộ gì cả.

Thật ra có, nhưng quí vị không biết đó thôi.

Đạo Phật là đạo giác ngộ, nên người tu theo đạo Phật phải có giác ngộ.

Giác ngộ từ gần tới xa, từ thấp lên cao.

Giác ngộ gần như thế nào, giác ngộ xa như thế nào?

Tôi xin hỏi quí vị học Phật mấy năm nay có biết lý vô thường, lý nhân quả, lý nhân duyên không?

Nếu biết tức quí vị đã giác ngộ khá rồi.

Đối với cuộc sống vô thường mà tưởng thường là người mê, cuộc sống vô thường ta biết vô thường tức là giác.

Người mê cứ nghĩ gặp ác là bị trời phạt, được vui là trời thưởng.

Phật tử không như thế, biết gặp ác là do nhân xấu mình đã tạo từ đời trước, gặp lành là do nhân lành đã tạo từ trước, nên ngày nay cảm quả thiện ác đến với mình, chớ không phải do trời ban.

Biết đúng lẽ thật như vậy là giác rồi còn gì.

Vậy mà quí vị cứ nói mình không giác, đó là do chưa nắm vững đường hướng Phật dạy.

HT. Thích Thanh Từ