Vì sao gọi là công phu đắc lực?

Ngày nay có người nói công phu của họ đắc lực rồi. Chưa hẳn! Họ đã hiểu sai ý nghĩa hai chữ “đắc lực”, họ chưa hiểu rõ ràng, chưa hiểu minh bạch. Sao gọi là “đắc lực”?

 

Công phu thật sự đắc lực là niệm niệm dập tắt tham sân si, niệm niệm dập tắt thị phi nhân ngã, niệm niệm dập tắt bốn tướng thì công phu này mới gọi là đắc lực. Không những bốn tướng không còn nữa, mà bốn kiến cũng không còn. Kinh Kim Cang nói “ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến”.

Tu hành tiến bộ nhờ kiên trì, bền bỉ và tinh tấn

122550696_1321456958205114_3981864856412843798_n

Người dụng công thật sự, trong hai mươi bốn giờ hạ công phu ngay chỗ này, đâu có chuyện công phu dẹp vọng tưởng? Thế nhưng quí vị phải biết, nếu như công phu không đắc lực thì vọng tưởng liền khởi lên, trong Phật pháp gọi là quán chiếu; quán chiếu nếu mất hết rồi, không thể chiếu được nữa thì vọng tưởng liền khởi lên, tạp niệm liền khởi lên.

Chúng ta tự mình thường xuyên soi lại, thường xuyên giác ngộ thì thường xuyên cảm thấy vô cùng hổ thẹn, khởi tâm động niệm vẫn đang tạo nghiệp. Ở trong đời sống thường ngày, chúng ta biết Bồ-tát Phổ Hiền nói rất rõ ràng là “hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”, nhưng chúng ta không thể làm được, vẫn cứ là hằng thuận chính mình, thuận theo tập khí phiền não của mình, thuận theo vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của mình. Chúng ta phải giác ngộ, nếu cứ làm việc này thì chắc chắn không thể thoát khỏi sáu cõi luân hồi.

HT. Tịnh Không