Vài suy nghĩ về bốn tông chỉ của Phật Quang Sơn
Nếu Thiếu Lâm Tự là niềm tự hào của Phật giáo Trung Hoa trong thời cổ trung đại, thì Phật Quang Sơn phải được coi là biểu tượng huy hoàng của người con Phật ở Đài Loan cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
Phật Quang Sơn, do đại sư Tinh Vân sáng lập năm 1967 tại Đài Loan, là một trong những tổ chức Phật giáo nổi tiếng hiện nay và đang có ảnh hưởng rất lớn trên phạm vi toàn thế giới trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, từ thiện xã hội và tín ngưỡng tôn giáo. Nếu Thiếu Lâm Tự là niềm tự hào của Phật giáo Trung Hoa trong thời cổ trung đại, thì Phật Quang Sơn phải được coi là biểu tượng huy hoàng của người con Phật ở Đài Loan cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
Việc xác định rõ phương hướng và mục tiêu của Phật giáo nói chung, của người xuất gia nói riêng trong thời hiện đại thiên về vật chất với sự bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin, tưởng chừng là việc đơn giản, thật ra rất đáng để chúng ta quan tâm suy nghĩ một cách nghiêm túc. Trong bài viết này chúng tôi không có ý nói về những thành tựu về nhiều mặt mà tổ chức Phật giáo Phật Quang Sơn đã đạt được, chỉ xin nêu ra những suy nghĩ cá nhân về bốn đường lối định hướng cho sự phát triển của tổ chức Phật Quang Sơn từ khi tổ chức đó ra đời. Bốn đường lối đó là:
Phiên âm:
Di văn hóa hoằng dương Phật pháp
Di giáo dục bồi dưỡng nhân tài
Di từ thiện phúc lợi xã hội
Di cộng tu tịnh hóa nhân tâm
Tạm dịch:
Lấy văn hóa để hoằng dương Phật pháp
Lấy giáo dục để bồi dưỡng nhân tài
Lấy từ thiện để lợi ích cho xã hội
Lấy cùng tu để lòng người thanh tịnh
Một là lấy văn hóa để hoằng dương Phật pháp. Hiện nay xã hội chúng ta đang rất đề cao văn hóa, xem nó là động lực để phát triển xã hội. Các nhà nghiên cứu uy tín đều xác nhận văn hóa Phật giáo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời khỏi nền văn hóa của những nước đã có truyền thống Phật giáo lâu đời. Việc củng cố và phát huy những truyền thống tâm linh và nhân văn của văn hóa Phật giáo chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc hoằng dương chánh pháp. Cội nguồn và sức sống của văn hóa nhân loại nói chung của các nền văn hóa dân tộc nói riêng là vô cùng vô tận, việc gieo rắc tinh thần “từ bi hỷ xả”: của Phật giáo vào các nền văn hóa chính là sự tôn vinh văn hóa một cách hữu hiệu nhất, bởi vì văn hóa Phật giáo mới chính là văn hóa mang bản sắc nhân văn với ý nghĩa cao nhất.
Hai là lấy giáo dục để bồi dưỡng nhân tài. Đây là vấn đề thiên kinh địa nghĩa đã được nói đến từ lâu. “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”( trích theo các văn bia tiến sĩ của người Việt) cần phải được xem như một lời nhắc nhở thường trực đối với những ai có trách nhiệm xây duengj xã hội. Không riêng gì Việt Nam, mọi xã hội hiện nay đều xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhưng có lẽ việc hiện thực hóa một cách triệt để và hữu hiệu phương châm này vào trong cuộc sống ở nước ta vẫn là một vấn đề còn ở tương lai. Nhiệm vụ chính của người xuất gia theo truyền thống Phật giáo từ ngàn xưa là giáo hóa ( một cách nói khác về giáo dục), chúng sinh tu tâm dưỡng tính, bỏ ác làm lành, lìa sông mê đến bờ giác. Cho nên, lấy giáo dục để bồi dưỡng nhân tài làm kim chỉ nam để phát dương quang đại Phật giáo nói riêng, phát triển đất nước nói chung vẫn là vấn đề vô cùng cấp bách của chúng ta hiện nay cũng như trong tương lai.
Tài thí: gồm nội tài (cho người bịnh những thứ thuộc cơ thể người như mắt, tim, gan, thận…và ngoại tài( cho người nghèo khổ tiền bạc, của cải vật chất…)
Pháp thí: Khuyên người khác tu tâm dưỡng tính, bỏ việc xấu làm việc tốt, cố gắng sống tốt.
Vô úy thí: Giúp cho người khác sự không sợ hãi trước mọi sự đe dọa, mà sự sợ hãi lớn nhất của con người là sợ chết.
Nhà Phật cho rằng làm từ thiện vì lòng thương người, thương đồng loại cũng là tốt rồi. Nhưng làm từ thiện vì lòng thương người nghĩa là vẫn còn phân biệt mình là người cho, người ban bố. Như vậy, vô tình gây cảm giác tủi thân cho những người nghèo khổ. Vì vậy, khi làm từ thiện phải không còn thấy mình là người cho, người nghèo khổ là người nhận, tức là không còn phân biệt giữa người cho, kẻ nhận, không còn nhân ngã bỉ thử thì mới là tốt nhất. Chỉ có như vậy thì mới có thể khắc phục được kiểu làm từ thiện vì mục đích danh lợi cá nhân. Chúng tôi nghĩ rằng đây mới là tâm thế và mục tiêu mà những người làm từ thiện chân chính trong xã hội cần hướng tới.
Trong bốn phương châm trên, điều thứ tư là cốt tủy là nền tảng cơ bản để ba điều trên dựa vào. Mới nhìn thì những điều này cũng không phải là mới hay đặc biệt gì và đã được người này hoặc người kia nhắc đến, nhưng để khái quát thành tông chỉ, thành phương châm hành động thì có thể xem như là một bước phát triển đáng kể.
Hơn nữa, những thành tựu đã đạt được của tổ chức Phật giáo Phật Quang Sơn dựa trên bốn tông chỉ này đã minh chứng thuyết phục tính khả thi và hiệu quả của nó. Làm thế nào đẻ trên khế hợp với tông chỉ của Phật, dưới phù hợp với đời sống xã hội hiện đại là mối trăn trở của Phật giáo nói chung, của mỗi người đệ tử Phật chân chính nói riêng. Thì ở đây, bốn tông chỉ đáng để chúng ta suy nghĩ nghiêm túc.
TS. Thích Hạnh Tuệ