Tu tập thực chất

Thông thường, con người quen sống với những si mê, phiền não, tập khí bất thiện, thể hiện cụ thể thành lời nói hành vi việc làm, thái độ và suy nghĩ ngang qua cách sống, sinh hoạt giao tiếp, cư xử với những người xung quanh.

 

Những độc tố trong tâm thức của con người ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến cách sống sinh hoạt cư xử của con người được chia thành rất nhiều loại, sau đây là những loại tiêu biểu gồm: vô minh, sân giận, ích kỷ, kiêu ngạo, tham ái, đố kỵ, cố chấp và nghi ngờ.

Tu tập thực chất là tập sống có chánh niệm sáng suốt, nhận diện và chuyển hoá các độc tố tham lam, ích kỷ, cố chấp….trong tâm thức như đã kể ở trên.

Khi sân si của mình xuất hiện, biểu hiện phải nhận diện ngày, chánh niệm chuyển hóa.

Khi tâm ích kỷ, đố kỵ xuất hiện phải nhận diện và chuyển hoá ngay.

Khi tâm buông lung lười biếng xuất hiện phải nhận diện và chuyển hoá ngay…

Những điều tâm đắc trong quá trình tu học Phật pháp

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chúng ta thử nghĩ xem, khi ta ngủ trong phòng mà xung quanh các loài độc ác như rắn, rít, bò cọp hổ sói nắm sát bên chực mình ngủ say, sẽ cắn mình thì mình có ngủ yên được không? Chắc chắn là không ngủ yên được.

Cũng vậy, khi các độc tố vô minh, tham ái, sân hận, ích kỷ, đố kỵ, cố chấp, buông lung…..chực sẵn trong người khi ta thiếu chánh niệm tỉnh giác sẽ trồi lên làm hại bản thân mình và những người khác….

Hãy quan sát thật kỹ những thói hư, tật xấu, tính ác, tâm hiểm của chính bản thân mình một cách rõ ràng. Tư duy suy nghiệm thấy rõ được những tai hại không lường của chúng mới quyết tâm kiên trì tu tập chuyển hóa chúng được.

Có ý thức chánh niệm chuyển hóa tâm ác tính xấu của mình chính là nâng cao phẩm chất làm người.

Người không biết tu tập, không chuyển hóa tâm bất thiện, làm sao sống yên ổn hạnh phúc được khi trong tâm thức đầy dẫy những độc tố.

Cho nên dù giàu sang quyền thế mà không biết tu tập chuyển hóa tâm xấu ác cũng sẽ khổ dài dài

Vì vậy tu tập thực chất là luôn tinh tấn nỗ lực phát triển giới định tuệ, nhận diện và chuyển hoá những độc tố tham lam, sân hận ích kỷ cố chấp…liên tục. Chuyển hoá loại dần nhưng độc tố, những tâm bất thiện của chính mình cho đến khi chúng không còn tồn tại nữa.

Biểu hiện cụ thể của người người tu tập thực chất là sống, sinh hoạt đi đứng nằm ngồi nói năng giao tiếp làm việc trong chánh niệm, trầm tĩnh vững vàng, cư xử theo tâm từ bi hỷ xả, nhìn nhận mọi thứ bằng trí tuệ, không có thái độ nóng giận sân si thô tháo…

Nếu chỉ tu tập kiểu hình thức bên ngoài biết tụng kinh ngồi thiền niệm Phật làm phước…mà không chuyển hóa được tâm bất thiện, không phát triển giới định tuệ thì kết quả sẽ rất hạn chế.

Định và tuệ tăng trưởng là kết quả của việc tu tập đúng và thực chất.

Những điều này không phải là lý thuyết cần thực hành quan sát chiêm nghiệm sẽ thấy được rõ ràng.

TS.Thích Hạnh Tuệ