Tự giác rồi hãy giác tha!

Chúng sanh luôn tìm những thứ tương ưng với tâm thức của mình mà chăm bồi, nuôi dưỡng và hướng về. Rồi những thứ đó tạo thành cảnh giới tương ưng chi phối cuộc đời chính họ. Nếu biết để im cho duyên pháp vận hành cũng là cách giúp cho mỗi người học bài học tiến hoá vậy.

Môi trường sống của loài cá là nước, môi trường sống của chim là bầu trời, môi trường sống của những con sùng là phân dơ ẩm ướt…nếu bảo rằng vì tình yêu thương nên bắt cá bỏ vào chậu, bắt chim bỏ vào lồng, đem con sùng ra khỏi đống ẩm thấp…rồi chăm sóc hằng ngày cho chúng được bình an và tiến hóa thì đó là việc làm từ bi mà thiếu trí tuệ.

Cũng vậy, tuy chân giáo pháp có thể giúp con người ra khỏi si mê lầm lạc nhưng nếu không biết căn cơ, duyên nghiệp của mỗi người mà cứ đem giáo pháp truyền trao, bảo họ tu dưỡng hoặc giúp đỡ nhằm thay đổi điều này, điều kia…chẳng khác nào bắt cá vào chậu, bắt chim vào lồng, bắt con sùng ra khỏi đống phân ẩm ướt…Điều đó chỉ làm cho chúng bị trói buộc, bức bách và khổ đau.

Có những người, tuy mang thân người nhưng định nghiệp của họ là súc sanh mới tiến hóa nên thiện căn rất kém, có người nhiều nghi ngờ, oán trách. Có người thì căn tánh A-tu-la thọ sanh nên háu chiến háu thắng, có người thì ngạ quỷ trá hình nên tham lam, luôn đói khát và không bao giờ được thoả mãn…Chúng ta không thể đem cái Thấy, Biết của Người, Trời, Bồ Tát, Phật….để đặt vào tâm thức đang vận hành trong họ. Nên đôi khi, biết im lặng đúng lúc, đặt sự việc đúng nơi, để chúng sanh tự sinh trưởng và tự tiến hoá trong chính môi trường và tâm thức của chúng mới là tình thương yêu bình đẳng.

Lấy sáng suốt để giác ngộ, lấy định tĩnh để giải thoát

Một người muốn tiến hoá tâm thức, thì phải biết ra khỏi bản ngã của mình mới có cơ hội thấy được bầu trời bao la của đạo.

Một người muốn tiến hoá tâm thức, thì phải biết ra khỏi bản ngã của mình mới có cơ hội thấy được bầu trời bao la của đạo.

Từ Bi, không phải là mang tất cả điều mình hiểu, thứ mình có để giúp người mà phải biết điều gì thực sự là giúp cho họ được an vui lâu dài. Mỗi loài có môi trường, cảnh giới tâm thức và thức ăn của riêng mình. Tâm hồn con người cũng thế, mỗi căn cơ phước nghiệp có những nhu cầu bình an và hạnh phúc khác nhau.

Chúng sanh luôn tìm những thứ tương ưng với tâm thức của mình mà chăm bồi, nuôi dưỡng và hướng về. Rồi những thứ đó tạo thành cảnh giới tương ưng chi phối cuộc đời chính họ. Nếu biết để im cho duyên pháp vận hành cũng là cách giúp cho mỗi người học bài học tiến hoá vậy.

Một con sâu muốn hoá bướm phải tự thoát ra khỏi cái kén của mình. Một con nòng nọc muốn lên bờ phải tự đứt đuôi để thành ếch. Một con gà muốn bước ra khỏi cái trứng để thấy được thế giới bên ngoài phải tự làm bể cái vỏ bọc đang giam hảm mình.Cũng vậy, một người muốn tiến hoá tâm thức, thì phải biết ra khỏi bản ngã của mình mới có cơ hội thấy được bầu trời bao la của đạo.

Bên này là trời sáng

Bên kia là bóng đêm

Trời đất chẳng bớt thêm

Chỉ theo duyên mà hiện

Người sinh ra ác, thiện

Do bản ngã, dục tham

Theo tập quán lầm than

Tạo thành dòng sinh nghiệp!

Đôi khi nên thấy, biết

Để pháp tự vận hành

Ai cứu được chúng sanh

Ngoài tự người thức tỉnh.