Truyện đàn trâu

Phật cũng chỉ vì một tấm lòng thương chúng ta, muốn cứu với chúng ta thoát khỏi sông mê bề khổ, nên mới dấn thân xuống cõi đời xấu xa này mà rung chuông cảnh tỉnh cho lũ người trầm luân, dắt sang bờ giác ngộ. 

 

Xưa kia khi Phật trú tại vườn Trúc, trong thành Thất la duyệt kỳ, một hôm cùng các đệ tử, nhận lời thỉnh vào thuyết pháp, lúc xong trời đã trưa, Ngài cùng với đệ tử ở trong đường thành đi ra, gặp một người xua một đàn trâu lớn ở đồng cỏ vào trong thành. Con nào cũng béo tốt, nhảy nhót hục hặc đùa nhau.

Đức thế tôn thuyết ngay bài kệ rằng:

“Ví như người cầm gậy

Đi chăn cho trâu ăn

Già, chết, người cũng vậy

Mà cứ nuông cái thân. 

Trăm nghìn nào phải một

Giai gái các họ hàng

Chứa góp những tiền của

Rồi cũng đều xuy tàn 

Sống ngày đêm tân cần

Đến lúc hết tuổi thọ,

Mệnh tự hao mòn mãi

Như giếng đầy cạn dần”. 

Khi Phật về tới Trúc viên, rửa chân xong, lên tòa, Tôn giả A Nan liền đến trước Phật cúi đầu mà bạch hỏi rằng: Bạch đức Thế Tôn khi người đi đường nói ba bài kệ ấy, chúng con không hiểu nghĩa thế nào vậy xin khai hóa cho lũ chúng con.

Bấy giờ Phật bảo ngài Tôn giả A Nan rằng: “Này ông A nan Ông có thấy người dắt trâu không?” – Bạch đức Thế Tôn, con có trông thấy. Phật lại bảo Tôn giả rằng:

“Đàn trâu nhà hàng thịt ấy, trước kia có một nghìn con, hàng ngày sai người dắt trâu ra ngoài thành, tìm những nước tốt cỏ non cho trâu ăn cho chóng béo lớn, rồi hàng ngày lại chọn lấy những con nào béo tốt hì đem làm thịt. Giết mãi đến nay đã quá nửa rồi, mà những con trâu kia không hề có biết, lại còn hục hặc kêu đùa, nhảy nhót làm sướng, vì nó không biết chi cả, cho nên ta thương mà ta nói kệ vậy”.

 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Phật lại bảo Tôn giả A Nan rằng: “Chẳng những con trâu kia thế thôi, người đời cũng vậy, nào là phân biệt có người có ta, không biết cái lẽ vô thường, tham lam ngũ dục, ăn ăn uống uống cho sướng cái thân, cho thỏa cái lòng, rồi lại cùng hại lẫn nhau, vô thường nợ cũ, hốt nhiên nó đến, không có hẹn nào mờ mịt không biết, có khác gì như đàn trân kia”.

Lúc ấy trong tòa ngồi có hai trăm vị Tỳ kheo, lòng thường tham lợi dưỡng, được nghe Phật nói pháp liền tự cảnh tỉnh, chứng ngay được sáu pháp thần thông lên ngôi A La Hán. Bấy giờ đại chúng trong toà nửa mừng nửa thương, làm lễ Phật rồi lui ra.

Lời bàn góp: Phật cũng chỉ vì một tấm lòng thương chúng ta, muốn cứu với chúng ta thoát khỏi sông mê bề khổ, nên mới giấn thân xuống cõi đời xấu xa này mà rung chuông cảnh tỉnh cho lũ người trầm luân, dắt sang bờ giác ngộ.

Nhưng than ôi! chúng sinh nghiệp chướng sâu dày, nào có biết chi đâu, cứ đắm chìm mãi trong vòng danh lợi, mê đắm với ngũ dục lục trần. Than ôi! Ma đưa lối, quỷ dẫn dường nó sắp dẫn ta vào hang sâu vực thẳm, nào ai có tỉnh có hay, con quỷ vô thường nó vẫn trực sẵn bên mình ta, nó sẽ giết ta, mà ta cứ túng-tứ theo lòng ham muốn hoài.

Lũ trâu kia, đồng bạn mình quá nửa đã bị vào lò rồi, mà vẫn không biết đến thân phận mình, vẫn còn thung thăng chơi giỡn thực cũng đáng thương!

Xung quanh ta đây, tai nghe mắt thấy, biết bao nhiêu những cảnh trái ngược đau lòng, mà vẫn không biết không hay, không kịp hối đầu quay lại với Như-Lai, thì cái ngu như trâu ta không cãi được mà cái khổ như trâu ta cũng một thuyền mà thôi, thương thay!

Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ số 163-164

Viên Quang