Triết lý Đạo Phật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
‘Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài’ là một bài thơ triết lý. ‘Văn tế thập loại chúng sinh’ vừa có ý nghĩa tôn giáo, vừa có tình cảm thiết tha của nhà thơ.
Đến ‘Truyện Kiều’ mô tả rất sinh động cuộc đời của con người cụ thể thì triết lý Phật giáo của Nguyễn Du không còn giữ nguyên hình thức thuần ý niệm nữa. Nó không phải chỉ ẩn dưới những câu thơ thuyết lý. Nó thấm vào hình tượng nhân vật, bố cục và biện pháp nghệ thuật. Nó không tồn tại riêng rẽ mà hòa lẫn hoặc đối lập với những tư tưởng, tình cảm khác. Vì vậy chúng ta không thể thỏa mãn với cái lối diễn giảng một vài nguyên lý trong kinh Phật rồi đối chiếu với những câu thơ tương tự ở trong Truyện Kiều để kết luận tác phẩm có triết lý Phật giáo như một số người đã làm trước đây . Lối làm này chẳng những không trình bày được đúng đắn những đặc điểm của giáo lý nhà Phật, mà còn làm cho ngươi ta hiểu sai lạc tư tưởng tiến bộ, phần chủ yếu của một kiệt tác văn học như Truyện Kiều.
Vấn đề là Truyện Kiều nhuốm màu đạo Phật, nhưng đạo Phật không còn thuần túy và cũng không phải là chủ yếu ở trong Truyện Kiều. Đạo Phật qua thời gian và không gian tất nhiên phải biến đổi. Đạo Phật qua Việt-nam, qua một nhà thơ và một truyện thơ Việt-nam ở đầu thế kỷ XIX lại càng biến đổi. Nguyễn Du là nhà thơ tiến bộ trước khi là nhà triết học duy tâm. Hay đúng hơn ông viết Truyện Kiều theo tiếng gọi của tình cảm, theo luận lý của hiện thực trước khi theo giáo lý nhà Phật.
Cuộc đời là bể khổ. Trong xã hội cũ điều ấy rất đúng. Lòng thương nhân loại, mối đồng cảm của đức Phật với nỗi khổ của con người thật là vô hạn. Thời đại Phật đã nảy sinh ra mối đồng cảm vĩ đại ấy. Nó là dễ hiểu nhất và ai cũng có được, từ người có giáo dục, giàu tình cảm, có tâm hồn cho đến những người bình thường nhất. Nhưng bản thân cái tình cảm tự nhiên ấy vốn có mầm tích cực của nó : đã yêu thương nhân loại là tất nhiên gắn bó với đời. Thường tình, ít ai phủ định cuộc sống dù cho nỡ bi đát đến mấy. Như vậy là tình cảm nhân đạo của Phật tự nó lại trái vời lẽ hư vô siêu thoát của Phật. Kết quả là người bình thường không thề nào theo nổi con đường Phật đi, và chỉ có một mình Phật tới được nát bàn thôi ! Mà đã thế thì làm sao cứu vớt được chúng sinh ra khỏi vòng trầm luân khổ ải?
Yêu con người lại phủ định cuộc sống. Đó là một mâu thuẫn nằm ngay trong bản thân triết lý nhà Phật mà lịch sử Phật giáo trong quá trình phát triển tự nó phải giải quyết để cho đạo Phật thực tiễn hơn và gần gũi với quần chúng hơn. Sau một cuộc đấu tranh về lý thuyết, đạo Phật đã phải chia thành hai phái. Tiêu thừa bảo thủ triết lý gốc có tinh chất duy tâm chủ quan. Đại thừa không phủ định nó, nhưng lại giới thuyết nó thành một thứ đạo đức học về từ bi, bác ái và hà thiện cho mọi chúng sinh, đều có thể hiểu và thực hiện được. Tu nhân tích đức ở kiếp này để hưởng quả phúc ở kiếp sau. Nát bàn hay là cõi hư vô không còn giữ ý nghĩa siêu hình, học thuần túy nữa, mà mang tính chất tôn giáo thực sự. Nó là một thứ thiên đường, nơi ban thưởng cho người lành sau khi chết trở thành Bồ tát bất tử.
Một mất, đạo đức học này phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ trật tự gia đình và xã hội phong kiến của đạo Hin-đu ở Ấn-độ và một số nước ở Đông Nam Á, cũng như của đạo Nho ở Trung-quốc và Việt-nam. Một mặt khác, nó ăn nhập với những tín ngưỡng tinh linh chủ nghĩa ở trong dân gian mà những tà giáo ở Ấn-độ và đạo giáo ở Trung-quốc hay Việt-nam đã làm cho kỳ quái thêm bằng những hình thức đồng bóng, cầu hồn, ma chay, đàn tế, phù phép, phương thuật, tướng số, bói toán v.v… Chính từ đây mệnh gắn liền với nghiệp ; trung, hiểu, tiết nghĩa gắn liền với từ bi bác ái,- và những hình thức đạo giáo vừa kể trên trở thành phương tiện để ức đoán mệnh, nghiệp hoặc để giải oan, siêu thoát. Đời sống tinh thần của chúng ta đa đó thêm phức tạp.
Truyện Kiều phản ánh rõ tình hình phức tạp đó. Nguyễn Du đã đi từ «tài mệnh tương đố» và «bỉ sắc tư phong» của Nho giáo đến «nghiệp báo «luân hồi» của đạo Phật, từ luân lý «Trung, hiếu, tiết, nghĩa » của Khổng tử tới lòng «Từ bi bác ái» và «Tu nhân tích đức» của Thích ca. Bạc mệnh hay tầm thường sống trong khuôn phép tầm thương như Thúy Vân, như Vương Quan, những con người biết yêu biết khóc mà không dám hành động như Thúc sinh, những ông quan lừng chừng như viên tri phu, những vị trọng, thần « mặt sắt cũng ngày vì tinh » như Hồ Tôn Hiến. Đạo Nho rõ ràng đang, suy sụp cùng với cả cái nền tảng xã hội phong kiến của nó. Cương thường đạo lý của nó không còn sức hấp dẫn nữa. Đã vậy, chữ mệnh của nó cũng, chỉ là một ý niêm thuần lý khô khan, không có hào quang của một miền xa lạ nào để cho tâm hồn phiêu diêu, không đập mạnh vào trí tưởng tượng và cảm quan tôn giáo của con người. Đạo Phật trái lại có cả một thế giới thần thoại u linh, huyền bi, phản chiếu tâm trạng đau khổ và niềm vui đạo của con người lên trên đó thành những ảo ảnh lung linh, có hình thù, có động tác khiến con người rợn cả gáy hoặc nhẹ lâng lâng:
Ma đưa lối quỉ đem đường,
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.
hay là:
Cho hay giọt nước cành dương,
Lửa lòng tưởi tắt mọi đường trần duyên.
Đứng về quan điểm tôn giáo của Nguyễn Du mà nói, chữ mệnh cũng không thỏa mãn được ông . «Tài mệnh tương đố » và «bỉ sắc tư phong» là những nhận xét mơ hồ. Nó chỉ nêu được hiện tượng mà chưa giải thích được nguyên nhân. Đúng là trong cuộc sống, Nguyễn Du cũng nghiệm thấy rằng không mấy người có tài mà không găp tai họa, không phải chịu nhiều nỗi khổ cực, không mấy người có sắc mà được hưởng hạnh phúc trọn đầy. Nhưng tại sao lại như vậy ? Nếu là do mệnh trời từ trên giáng xuống, thì hóa ra trời là độc đoán mà cá nhân là vô tội, không chịu trách nhiệm gì về cái khổ của mình cả ; mà đã thế thì làm sao cho cá nhân có ý thức tự giác về mềnh để chịu đựng những nỗi đắng cay ở đời được? Cho nên cá nhân ấy chỉ có oán trách cái mệnh mà thôi. Nguyễn Du đã biết và đã lợi dụng chỗ sơ hở ấy của triết lý Nho giáo để đay nghiến cái mệnh ngay từ đầu :
Trời xanh quen thói mả hồng đánh ghen.
Và sau đó cũng đề cho nhân vật mình oán trách cái mệnh không biết bao nhiêu lần nữa
Chém cha cải số hoa đào
Gỡ ra rồi lai buộc vào như chơi!
Làm như vậy Nguyễn Du thỏa mãn được lòng căm giận riêng của mình đối vôi cái mệnh, và lẽ tất nhiên đối với cả cái nghiệp nữa, hay đúng hơn là đối với xã hội phong kiến — nhưng đó lại là mặt khác, mặt tư tương tiến bộ của ông mà ta sẽ nói sau. Ở đây Nguyễn Du với tư cách là nhà triết lý Nho giáo đã không bảo đảm được chặt chẽ cái luân lý Nho giáo của mình. Vì vậy để vớt vát phần nào cho Trời, cho mệnh của Nho giáo, để xoa dịu và an ủi được cá nhân đau khố ấy chịu an phận, không oán trách vào đâu được mà chỉ có thể oán trách mình thôi, thì Nguyễn Du vận dụng đến cái nghiệp của nhà Phật và coi nó là hiệu nghiệm hơn cả:
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gằn, trời xa
Nghiệp chướng, hay tướng số đối vời nàng Kiều đều chỉ là một lực lượng, siêu nhiên nào đó đã bắt nàng phải đau khổ, không được chết, không được đi tu để trả nợ đời, khi chưa đền bù hết tội lỗi. Vì những lực lượng ấy mà tài, tình của nàng bị kết án :
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
hay:
Có tài, mà cậy chi tài ?
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Nàng cũng tin như vậy mà cũng tự kết án như vậy. Đạm Tiên, sứ giả của thần số mệnh cũng là hình bóng của cái nghiệp. Đạm Tiên nhận xét đạo đức của nàng Kiều theo tiêu chuẩn Nho giáo, nhưng lại hiện ra như ma quỉ, oan hồn qua lời khấn vái, qua điềm mộng, qua trận gió « ào ào đổ lộc rung cây ». Những con người như chàng Kim, nàng Yân, bà mẹ Kiều, Thúc ông đều tin vào mọi thứ tôn giáo ấy. Lễ. tảo mộ, hội đạp thanh, lễ mừng thọ ngòại gia, đàn tế, ma chay, cầu hồn đều diễn ra ở trong xã hội Truyện Kiều. Những thầy bói, thầy cúng, những đạo cô, bà vãi và cả Trời, Phật, ma nữa đều nghĩ và làm như nhau cả. Những thứ tôn giáo, triết lý, đạo đức hỗn tạp ấy thống nhất với nhau trong một hoàn cảnh chung là xã hội phong kiến Việt-nam, đặc biệt là xã hội của thời đại Nguyễn Du. Đó là «thời đại thống trị của sự bất lương, hủ hại, độc đoán, phản bội, xấu xa, tàn sát từ bên trên, của sư nghèo khổ, đói khát, đau thương, chết chóc oan uổng và của những cuộc đảo lộn từ bên dưới ». Bao nhiêu nước mắt ;thảm sầu, bao nhiêu dòng máu oan nghiệt, bao nhiêu thịt nát xương phai, đã diễn ra, khiến cho con người phải băn khoăn về cái lễ sinh tử của mình và ôm một mối hoài nghi tuyệt vọng, lúc mà hướng đi lên của cuộc đời còn chưa dứt khoát:
Thấy người nằm đó biết sau thế nào ?
Khi những rung động siêu hình đang day dứt tâm trạng con người, khi con người đang sợ hãi trước cuộc sống đầy bi kịch, thì đạo Phật thịnh hành với mọi thứ men tiêu cực của nó và của các tôn giảo khác vốn đã cấu kết với nhau từ lâu, này lại càng cấu kết với nhau hơn nữa. Tiếng nói của đạo Phật lần này ở trong văn học là tiếng nói bi quan, khác hẳn với tiếng nói lạc quan của nó thời Lý, lúc mà niềm vui của đạo sĩ giác ngộ về lễ trường tồn của tạo hóa đang hòa được với niềm vui của người dân sống trong mọt quốc gia vừa mới hình thành :
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước nở cành mai
Trong cái khối thế giới quan tiêu cực hỗn hợp ấy của Truyện Kiều, triết lý Phật chiếm một liều lượng lớn, vi chất bị quan yếm thế của nó dễ diễn tả nhất những nỗi day dứt siêu hình ở trong tâm trạng con người, nhất là phụ nữ, nạn nhân cực khổ nhất của xã hội phong kiến, càng là nạn nhân cực khố nhất của thời đại Nguyễn Du. Đạo Nho lúc này đây chỉ còn có những con người đa tình, phong nhã hào hoa như Kim Trọng. Đạo Phật đã bổ sung cho đạo Nho ở chỗ nó dựa trên luật nhân quả để kết án cá nhân là tự mình gieo cái mầm khổ cho mình ngay từ kiếp trước nên tự mình phải chịu lấy quả khổ ở kiếp này :
Kiếp xưa đã vạng đường tu,
Kiếp này chẳng kẻo đần bù mới xuôi!
Đây rõ ràng là tiếng nói của một cả nhân tự giác về nghiệp báo! Điều đáng ngạc nhiên là nàng Kiều luôn luôn oán trách Trời, Mệnh, Hóa công, Hóa nhi, số, Phận, Ông tơ v.v… và trái lại khi nàng nổi đến Nghiệp thì cũng là lức nàng chịu đựng đau khổ và tự oán trách mình thôi.
Biết bao duyên nợ thề bồi.
Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì?
Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa đần nghi trúc mai
hoặc là :
Kiếp này nợ trả chưa xong
Làm chi thêm một nợ chồng kiếp sau
v.v…
Phải chăng đây là mối cảm tình đặc biệt của Nguyễn Du và thời đại ông đối với Phật giáo? Nó át hẳn cái lý của Nho giáo mà ông phải theo một cách gượng gạo. Chữ nghiệp mê muội và an ủi tâm hồn yếu đuối quả đã hấp dẫn được lòng người đang sợ hãi cái thức tại đầy đau thương và đã thổi thêm luồng gió bi quan vào trong cơn bão táp của thời đại Nguyễn Du và trong Truyện Kiều..
Trên đây là tính chất pha tạp trong triết lý Truyền Kiều, nó chỉ rõ tại sao đối với Phật giáo Nguyễn Du lại tâm đắc như vậy. Đó là phần tiêu cực trong tư tưởng của Nguyễn Du và thời đại ông. Hơn trăm năm nay, khi chúng ta chưa có điều kiện xác định, lại chân giá trị của Truyện Kiều, phần tiêu cực ấy hẳn có tác hại đến sự thưởng thức tác phẩm của quần chúng. Bọn bồi bút phong kiến và đế quốc theo quan điểm phản động, các nhà nghiên cứu theo quan điềm duy tâm lệch lạc trướcc đây, và hiện nay ở trong vùng Mỹ tạm -chiếm, khi cạ ngợi triết lý Phật giáo trong Truyên Kiều đã làm tăng thêm phần tác hại đó. Ngày nay trên miền Bắc và các vùng được giải phóng ở miền Nam, sự việc đã rõ ràng chân giá trị của Truyện Kiều, phải tìm nó ở trong tinh thần nhân đạo tích cực có tinh chất nhân dân của Nguyễn Du. Chúng ta càng làm chủ được thiên nhiên và xã hội, càng thấy Nguyễn Du vĩ đại. Ánh sáng của Truyện Kiều đã chọc thủng được sương mù bi quan của bản thân tác phẩm và của các thời đại trước đến chan hòa vào cõi thanh, thiên bạch nhật mà chúng ta đang sống.
Ở đây chúng tôi không chủ định chuyên bàn về tinh thần nhân đạo có tinh chất nhân dân của Nguyễn Du. Để tiếp tục vấn đề triết lý Phật giáo, chúng tôi nói thêm : càng đi vào cuộc sống xã hội và tâm hồn vô cùng sôi nổi, náo nức ở trong Truyện Kiều. Chúng ta càng thấy nhà thơ đúng như vậy tâm có tinh chất tích cực, thực tiện, không hoàn toàn giống vời tâm gốc «Phật vốn là không » :
Sự đời đã tắt lửa lòng
Còn chen vào chốn bại hồng làm chi!
Lòng yêu cuộc sống đã đưa nghệ thuật Nguyễn Du tới một mức trữ tình tuyệt diệu, cá thể hóa được muôn vàn tâm trạng phổ biến, tổng hợp được tất cả nghệ thuật thơ trữ tình của ca dao và dân ca. Tinh thần phê phán những dục vọng xấu xa trong xã hội phong kiến thối nát đã làm cho ngòi bút hiện thực của ông vô cùng sắc sảo. Ở đây, bút pháp tượng trưng và ước lệ đã nhường chỗ cho bút pháp điển hình hóa và khắc họa tính cách.Tuy nhiên, tiếng đàn cuối cùng của nàng Kiều nghe thanh thoát, bao la và trong lặng như phảng phất màu lạc quan của Lão tử, muốn thực hiện một sự hài hòa giữa tinh thần con người và bản chất vũ trụ.
Khúc đâu đầm ấm dương hòa,
Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh ?
Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên?
Trong sao châu hô thuyền quyên
Ầm sao hạt ngọc Lam – điền mới đông!
Và cái cử chỉ của nàng là cuốn dây đàn và từ bỏ nghệ thuật như muốn nói rằng mình quyết bỏ dục vọng và đau khổ để cho tâm hồn siêu thoát. Phải chăng ngòi bút trữ tình đắm đuối và hiện thực nghiêm ngặt của nhà thơ, đã đối lập với tôn giáo bi quan yếm thế, nay lại muốn kết thúc bằng Phật giáo pha màu triết lý tự nhiên không tưởng? Phải chăng Nguyễn Du có dụng ý nâng hình tượng Kiều lên thành tượng trưng tuyệt đối cho lòng trong trắng, kết tinh hết thảy cái đẹp, cái thanh khiết, cái hài hòa của tự nhiên ? Cách lý tưởng hóa, cách « gạn đục khơi trong” như vậy rất phổ biến trong văn học phương Đông. Nó được nuôi dưỡng bằng mỹ cảm Phật giáo và Lão giáo, nhưng cũng rất gần gũi với quan niệm của nhân dân. Hình tượng hoa sen ở trong nghệ thuật Phật giáo và trong ca dao là sự gần gũi ấy:
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
3. Sự thưởng phạt ở trên thiên đường và dưới địa ngục hay là sự thưởng phạt ngay trên trần thế?
Dù khổ mấy cũng phải sống. Tạm thời chịu đựng khi còn yếu thế, nhưng kiên trì chịu đựng tìm mọi cơ hội để sống. Và khi có điều kiện là tiêu diệt cho được bất cứ cái gì cản trở sự sống. Nguyễn Du đã tạo ra được một cơ hội trong Truyện Kiều để hé mở ra một con đường sống lạc quan, tích cực, con đường tiêu diệt cái ác và cái xấu để bảo vệ quyền sống. Đó là sự trả thù chân chính của nhân dân đối với những lực lượng xã hội tàn ác, và sự đãi ngộ xứng đáng cho những lực lượng phù trợ. Đó là thái độ sống của nàng Kiều, của người phụ nữ Việt-nam và của cả dân tộc.
Hoa nô kia với Trạc Truyền cùng tôi
Với tư thế của người chiến thắng, nàng tuyên bố công lý nhân dân một cách dứt khoát:
Báo ân rồi sẽ trả thù
Đến đây Nguyễn Du đã bỏ quá xa cái chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng của nhà Phật. Nguyễn Du đã say sưa với triết lý hành động của nhân dân: ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
Nàng rằng: Nghĩa trọng nghìn non
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Nàng rằng: Lồng lộng trời cao!
Hại nhân nhận hại, sự nào tại ta !
Biết bao truyện dân gian đã thấm thia tư tưởng này: con cò mưu hại “tàn tép bị con cua cắp cố chết ngay và cái kết luận :
Ác giả ác báo vần xoay,
Hại nhân nhân hại xưa nay lẽ thường!
Mẹ con con Cám mưu hại nàng Tấm bị nàng Tấm trả thù. Và cái thế giằng co giữa sự sống và sự chết ở trong Tấm Cám, trong Thạch Sanh, trong nhiều truyện nôm khuyết danh khác cũng như trong Truyên Kiều, về căn bản nào có khác gì nhau, chỉ khác là một bên thì cô đúc thành hình tượng tượng trưng, một bên đã cá thể hỏa thành thơ tự sự và trữ tình, miêu tả những con người cụ thể, những tính cách cụ thể; một bên còn chất phác, giản dị, một bên đã tế nhị và phức tạp ; một bên nhiều khi còn mượn những yếu tố thần linh phù trợ, một bên đã vươn đến tư tưởng tự nhân dân .Và con người quyết định theo công lý của mình. Cuộc đấu lý quyết liệt giữa nàng Kiều và Hoạn Thư được mô tả vô cùng sinh động đã nói lên mối quan hệ vừa căm thù vừa đồng cảm giữa hai tính cách tiêu biểu cho hai thứ bản lĩnh riêng, nói lên cái hiện thực oái oăm phức tạp mà Nguyễn Du đã mổ xẻ rất tài tình và sắc bén.
Triết lý hành động, tư tưởng nhân đạo tích cực của nhân dân là như vậy đó. Nó trái hẳn với tính chất bất bạo động tiêu cực, tính chất lấy thiện trị ác một cách tuyệt đối ở trong lời dạy của Phật. Ở đây, Nguyễn Du đã đưa tư tưởng nhân dân và thể tự sự dân gian thành những trang sử thi tuyệt đẹp đã từng làm hồi hộp, náo nức hàng triệu người lao động mê thơ Kiều. Ở đây người ta không còn nghĩ đến nghiệp báo, đến thiên đàng và “địa ngục nữa, người ta chỉ thấy dấu hiệu một thời đại mà nhân dân đang có nhiều xu thế tiến lên làm chủ vận mạng của mình.
Như vậy là bằng vào tính chất không thuần nhất của triết lý Phật giáo trong Truyện Kiều, chúng ta đi tới những mâu thuẫn phức tạp trong nhân vật Thúy Kiều, trong thế giới quan phức tạp của Nguyễn Du và trong các xu thế của thời đại Nguyễn Du, để cuối cùng xác định lại một lần nữa chủ nghĩa nhân đạo tích cực của nhân dân là chân giá trị của Truyện Kiều.
CÁC BÀI VIẾT VỀ TRUYỆN KIỀU DƯỚI GÓC NHÌN PHẬT GIÁO
Nguồn: Website về Danh nhân Văn hoá Nguyễn Du.