Trạng thái dòng chảy trong xã hội hiện đại

Trạng thái dòng chảy trong xã hội hiện đại: “Đắm mình vào trạng thái dòng chảy thì nghe cũng hay đấy. Nhưng nó có ích lợi gì sau đó?”

11153D01-B423-4323-A02D-8424358C6790

Có một bề dày lịch sử các nghiên cứu văn chương và triết học về những trải nghiệm mà tự thân chúng mời gọi ta đến với những tầng nhận thức cao hơn, thậm chí là giác ngộ.

Mihaly Csikszentmihalyi, nhà tâm lý học thuộc đại học Chicago, đã gọi những trải nghiệm này là trạng thái “dòng chảy” – khi thời gian dường như sụp đổ và biến mất, khi xúc cảm mãnh liệt trong quá trình giành lấy quyền kiểm soát và khi sự rung cảm quá lớn, đến mức người ta không muốn thấy nó kết thúc và nôn nóng được quay lại với nó…

Các cầu thủ quần vợt có thể cảm nhận được điều này, các bác sĩ phẫu thuật, nhà văn, họa sĩ hay vũ công cũng vậy. Những trải nghiệm mãnh liệt như những sự sống cao cả này khiến nó thú vị hơn rất nhiều và cuối cùng dẫn đến sự tự nhận biết bản thân cũng như trung thực với chính mình một cách sâu sắc hơn – trái ngược hoàn toàn so với sự lao nhọc mà kiểu kiểm soát ngoại tại thường mang lại.

Tôi luôn tin rằng trải nghiệm dòng chảy là cách chứng minh chính nó. Ngửi những đóa hoa hồng, mê mệt tìm cách ghép những mảnh ghép hình với nhau, ngắm ánh nắng nhảy nhót giữa những đám mây, cảm nhận sự phấn khích lên được tới đỉnh núi: Đó là những trải nghiệm không cần đem lại thêm bất cứ lợi ích nào khác để chứng minh giá trị của chúng.

Và người ta có thể đi đến chỗ lập luận rằng sống mà không có những trải nghiệm như vậy thì gần như không phải là sống.

Nhưng xã hội hiện đại không quan tâm đến chuyện đó lắm. Xã hội hiện đại có những gì mà triết gia Charles Taylor gọi là nỗi muộn phiền của “lý trí công cụ”. Mọi thứ đều được định giá trên phương diện lợi nhuận ròng – tỷ lệ chi phí/ lợi ích. Buồn thay, ngay cả những thứ nên đánh giá bằng những tiêu chuẩn khác, như các mối quan hệ cá nhân, dường như cũng đều phải chịu sự dò xét tăm tối của lý trí công cụ.

Người ta sẽ nói: “Cảm thấy sống động, hứng thú và say mê một hoạt động, đắm mình vào trạng thái dòng chảy, thì nghe cũng hay đấy. Nhưng nó có ích lợi gì cho bạn sau đó?”.

Những người này muốn kết quả. Họ muốn “những bức tranh đáng chú ý” chứ không quan tâm liệu người họa sĩ có trải nghiệm “trạng thái hoạt động đỉnh cao” khi vẽ ra chúng hay không.

Họ muốn điểm thi cao chứ không thật sự quan tâm rằng học sinh có cảm thấy vui vẻ hay hứng thú khi đi học hay không. Họ muốn lợi nhuận chứ không chú ý nhiều đến sự phát triển cá nhân hay nghề nghiệp của nhân viên…

… Vậy rốt cuộc, trải nghiệm dòng chảy có thật sự có ích cho kết quả sau cùng của mọi hoạt động (như điểm số, lợi nhuận, thành tích) – ngoài bản thân chính hoạt động đó? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong cuốn sách tâm lý học “Sao ta làm điều ta làm”.

“Sao ta làm điều ta làm” là kết quả của 25 năm nghiên cứu về động lực con người của giáo sư tâm lý học Edward L.Deci và các đồng sự. Sách bàn về cách ta có thể giúp chính mình lẫn người khác (như con cái, học sinh, nhân viên…) sống và hành xử tự chủ, tự do, “được là chính mình” trong một thế giới ưa chuộng sự kiểm soát.