Trả nghiệp tiền khiên
– Hòa thượng đi đâu rồi?
Lính hầu liền thưa:
– Vừa rồi hoàng đế vừa ra lệnh bảo “Giết”, chúng tôi lập tức tuân lịnh hành sự, đã đem hòa thượng đi xử trảm rồi.
Võ Đế thấy lính hiểu lầm mà ngộ sát, lòng quá kinh ngạc và cảm thấy mình thập phần có lỗi. Ông hỏi vệ sĩ:
– Hòa thượng lúc sắp thọ hình có nói gì chăng?
Vệ sĩ thưa:
– Hòa thượng rất bình thản, chỉ thở dài nói:
– “Đời trước giết oan người, đời này bị giết lầm trả lại… tất cả là nhân quả, phàm việc gì cũng có định số”…
Sự kiện này ứng hợp với câu nói trong Kinh phật: “Giả sử ngàn vạn kiếp, nghiệp đã tạo không mất, nhân duyên hội ngộ thời, quả báo đến tự thọ”.
Tại sao những vị giác ngộ vẫn phải trả nghiệp quả của mình?
Có nhiều thính chúng viết thư kể cho sư Huệ Thâm nghe những kinh nghiệm bản thân liên quan đến nhân quả, chứng minh rằng nhân quả tuyệt không hư vọng. Sau đây là câu chuyện điển hình:
Bình thuờng buôn bán thì ham có lợi nhuận nhiều, vì vậy mà bà thường xối nước lên nội tạng heo, khiến quả thận từ giá 60 tiền, có thể bán được hơn 100 tiền.
Giá một cân thịt chỉ có 50 lượng, nhưng có lúc ham lợi, đối với heo nái sắp sinh bà cũng ra tay giết mổ, ngay cả các heo con trong bụng nó bà cũng không tha, giờ nghĩ đến thật là quá sức tàn nhẫn.
Những năm gần đây bà buôn bán rất phất và giàu to, nhưng điều khiến bà khổ nhất chính là các chứng bịnh trên thân hầu như càng lúc càng nặng, không ngớt hành hạ bà.
Hồi hai mươi mấy tuổi, bà cảm thấy bao tử mình bịnh rất khó chịu, nghe như có tiếng nước ở trong, chữa chạy thế nào cũng vô hiệu, đi khám mới biết mình bị sa dạ dày nghiêm trọng.
Từ ba mươi mấy tuổi trở đi thì toàn thân bà đều nhức nhối đau đớn, nhất là lúc bịnh thận phát tác, cảm giác giống như bị xối đầy nước, tưởng chừng da sắp nứt ra, thống khổ vô cùng. Mức độ thống khổ này nếu nói là địa ngục trần gian cũng không quá , khó mà diễn tả cho hết được.
Do nhiều năm bị bịnh hoạn đau đớn giày vò, hiện giờ mặt mày bà tiều tụy, biến dạng, nhìn chẳng ra hình dáng người nữa.
Ni sư từng nhắc nhở bà: “Gieo nghiệp sát sẽ không có được kết quả lành”, bây giờ bà thấy đúng là như thế.
Có lần bà nghe kể một người bạn hành nghề đồ tể như bà, trước khi qua đời mặt mày sưng phù nhìn giống hệt heo chẳng khác. Hơn nữa bịnh nhân không ngừng kêu rên thảm thiết khiến ai nhìn thấy đều táng đởm kinh tâm.
Bây giờ nhớ đến chuyện này bà không khỏi lạnh lòng vì sợ. Cảm thấy đối với tội ác sát sinh mình đã tạo, không biết làm sao để bù đắp, cứu chuộc. Bà rất mong pháp sư sẽ khai thị soi sáng, hướng dẫn bà cách cứu chuộc lỗi xưa.
Ni sư cho rằng: “Một người nếu đã biết ăn năn hối lỗi, chịu buông dao đồ tể thành tâm sám hối, dốc lòng tu tâm sửa tính, nguyện triệt để hướng thiện, nỗ lực tu trì, thì nghiệp chướng dĩ vãng cho dù sâu nặng đến đâu cũng có thể giải trừ oan khiên”.
Ngoài việc ngày ngày gắng tu, nguyện hành thiện, dứt ác để tránh tăng gia nghiệp chướng ra, cần phải nỗ lực tu huệ và tu phúc. Tu huệ là học Phật pháp huân vào trí huệ quý báu, thực hành Phật pháp để viễn ly khổ não, đạt đến giải thoát. Tu phúc là dốc sức bố thí, dùng thái độ từ bi để giải trừ tất cả thống khổ cho chúng sinh.
Bố thí có ba loại: tài thí, pháp thí và vô úy thí, và trong đây công đức lớn nhất chính là pháp thí. Bởi chỉ có khuyên người hành thiện, khiến người hiểu rõ đạo lý xử thế, mục đích và chơn nghĩa cứu cánh nhân sinh, mới có thể khiến người có đủ trí huệ, chẳng còn ngu si làm bậy. Hơn nữa cần tiến thêm một bước, phát tâm hướng thiện, nguyện làm một người tốt chân chính mãi mãi.
Tài thí cố nhiên là quý, nhưng hãy nghĩ kỹ xem, nếu không có chánh Pháp hướng dẫn người ta sống tốt, thì những người được cứu tế do không biết đạo pháp có thể sẽ vô tình tạo ác, phạm đủ tội sát sinh, tà hạnh…
Nếu họ gieo toàn nhân xấu, chẳng những không giúp ích được cho xã hội, mà còn tự hại mà còn di họa đến người chung quanh. Vì vậy chính pháp thí mới có công năng cứu độ triệt để giúp thức tỉnh tâm linh người. Công đức cứu giúp tinh thần đương nhiên phải lớn hơn công đức bố thí tài sản cứu cái xác thân máu thịt.
Do đó, song song với việc làm phúc, hành thiện, ta phải tận dụng cơ hội khuyên người sống lành, tu tâm, gìn giữ thân khẩu ý. Dốc sức giáo hóa chúng sinh hướng thiện, phụ đóng góp, in biếu kinh Phật và các sách thiện…nhằm giúp thăng hoa thần trí, nhân cách con người. Nghĩa là phổ biến những sách báo có ích, hoặc tài trợ các hoạt động diễn giảng giúp tịnh hóa và giáo dục nhân tâm. Chỉ có làm như thế, mục đích bố thí của chúng ta mới được xem là chân chánh, không uổng phí.