Toạ độ 0

Tọa độ không là điểm cực kỳ quan trọng khi xác định được tọa độ thì sẽ thấy rõ hướng đi.

 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thiện và ác 

1. Hướng của sự giải thoát, ly dục, thoát ra những dính mắc, lậu hoặc, bệnh tật, phiền não.

2. Hướng của sự trôi lăn trong lục đạo, luân hồi.

Chính vì không xác định được tọa độ không, một đi về dương vô cực, một đi về âm vô cực, một đi về hướng có dấu chân Đức Phật với chánh pháp tứ thánh định và một trôi lăn vào vô tận.

“Đứng lại thì chìm, bước tới thì trôi dạt, chỉ có vượt qua”.

Lời Phật dạy luôn nôm na nhưng lại là thử thách người triệt ngộ hay kẻ tưởng tri, tưởng giải, u mê rồi lại dẫn tất cả chúng sinh đi vào lầm lạc. Cứ mò mẫm tìm kiếm nghĩa của từ ngữ chắc chắn sẽ là sự u mê, tưởng giải. Câu nói không chỉ định về tính chất địa lý, vật lý. Nếu đứng lại chìm tức đang trên biển cả, sông hồ. Bước tới thì trôi dạt, tức đang trên sa mạc thênh thang. Và như thế sẽ vượt qua như thế nào?

Làm sao xác định tọa độ để biết mình đang ở đâu. Nếu bạn hiểu rằng toàn bộ câu nói chỉ định đó là tọa độ không gian, nhưng cũng đừng cứng nhắc không gian vật lý thông thường.

Tọa độ không là gốc, là điểm giữa dòng thác năm bộc lưu, phân chia hai hướng dương vô cực và âm vô cực. Năm bộc lưu đã thể hiện ở “Thiền xả tâm”.

Không tầm tu thiền định

Không phẩn nộ vọng niệm

Không thùy miên giải đãi

Như vậy vị tu sĩ

Đi giữa những chướng ngại

Đã vượt năm bộc lưu

Vượt năm bộc lưu, an trú vào sơ thiền.

Sáng tạo biểu tượng tọa 0 có lẽ chờ Einstein sống dậy may ra có người ồ lên đồng cảm, còn bây giờ, xin các bạn lờ đi cho, cứ xem như nó đang hiện ra trước mắt bạn.

“Đứng lại thì chìm, bước tới thì trôi dạt. Chỉ có vượt qua”.

Trong thiền định, như đã nói đó là hoạt đông  sử dung  não bộ, sử dụng hoặc ý thức hoặc vô thức để hướng đến kết quả mà đối chiếu với toạ độ gốc ấy xem xét bạn đi về hướng nào để biết, để xác định vị trí. Hai trục tung và hoành tạo nên hai vùng, phía phải là dương vô cực, phía trái là âm vô phức (gọi tắt là âm – và dương +).

Tu sai hay đúng bắt đầu từ đây

Dương + là hướng mà ta có thể tìm thấy đâu đó dấu chân của Đức Thích Ca nơi đi qua 4 tầng thiền tứ thánh định. Còn âm – đi về hướng của lục đạo (cõi Trời, cõi người, địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, A-tu-la). Cả hai đối xứng lấy tọa độ 0 xác định. Cõi trời (hay chư thiên) là vòng cung (màu cam) và một khu vực màu xanh trùm lên, ½  bên âm – ;  ½ bên dương +. Sang phía dương + vòng cung (màu cam) đối xứng cõi chư thiên là trạng thái của ly dục, ly ác pháp, trạng thái hỷ lạc, khinh an do ly dục sanh.

Ba cõi trời trong Đại Thừa (PGPT) nêu cũng tương ứng với đồ hình này nhưng khác ý nghĩa vì sự tưởng giải của PGPT mà đặt tên. Đó là (theo PGPT):

1. Cõi trời dục giới (cực âm);

2. Cõi trời sắc giới (màu xanh) bao khu vực tọa độ 0;

3. Cõi trời vô sắc giới mà thực ra đó là trạng thái hỷ lạc, khinhh an (màu cam đối xứng về dương cực).

Trạng thái hỷ lạc, khinh an do ly dục sanh vùng màu xanh của cực dương chính là cõi giới sơ thiền. Cõi trời dục giới (âm vô cực) là cõi hỷ lạc khinh an tạo nên từ tưởng tri, từ ngủ dục, đó là sự đối xứng âm, dương với “cõi trời vô sắc giới” (theo PGPT).

Cõi trời dục giới vẫn chứa đựng sự bất an, sự chi phối của quyền lực chính trị, quân sự, tôn giáo, của thế chế, của quân đội mà thời gian qua ta thấy rất nhiều người “thuộc cõi trời, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu bị tra tay vào còng, lần lượt đưa nhau ra pháp đình”….Einstein cho thấy ông đã đứng trên ngọn thác năm bộc lưu (vùng sơ thiền) mà chỉ ra hai hướng. Ông cho rằng vũ trụ “không chắc là vô hạn”.

Đức Phật đã chứng minh điều đó, chính bằng tam minh: Thiên nhãn minh, túc mạng minh, lậu tận minh. Chỉ hướng đi về âm vô cực mới thực sự là vô hạn.

Đó cũng là hai hướng vô lậu hay hữu lậu. Bệnh tật hay sức khoẻ. Thông tuệ hay hôn ám, minh hay vô minh. Đi về hướng âm vô cực là chiều đối xứng hướng đi của Đức Phật. Vì thế  Đức Phật dạy “đứng lại thì chìm, bước tới thì trôi dạt”, hoặc bạn chìm xuống theo trục tung hoặc trôi dạt theo trục hoành, hay vừa trôi dạt vừa chìm xuống mà tọa độ gốc xác định hướng đi của mỗi người. Dòng thác năm bộc lưu, vùng còn nhiều ảnh hưởng, xáo trộn, chưa hoàn toàn là sự tĩnh lặng, an nhiên (xem cõi giới chư thiên). Sự đối xứng âm và dương vô cực không phải là biểu đạt thực thể mà nó biểu đạt không gian.

Hướng đi lên dương vô cực là sự tu tập công phu thiền hữu sắc, là sự “buông xuống” và ngược lại là sự trôi lăn trong lục đạo, là sự “ôm vào”. Tôi hơi nghi ngờ sự ngu xuẩn hay vô minh trong cách dùng từ nên dò lại trên google.

Rõ ràng Do Thái cũng có từ vô minh. Và như vậy cách dùng từ của Einstein là mạnh mẽ, dứt khoát và càng khiến tôi khẳng định chắc chắn rằng ông biểu đạt sự thấu hiểu đó. Nhưng tại sao ông vẫn là nhà khoa học thì mỗi ngươi có quyền suy luận bởi ông không thể sống dậy để phân trần.

Vì một điều đơn giản, hết sức đơn giản: Không hiểu lời Phật dạy mà người ta dẫn dắt con người đi loanh quanh dạo chơi trong mê cung, hay chính họ chỉ là kẻ học vẹt, hiểu một cách lờ mờ, hoang tưởng chứ không thể ngộ, chưa thấy đường đi. Lý do chính không bao giờ ngộ được khi mà hành giả không tuân thủ trình tự giới – định – tuệ. Mà giới, chưa nói đến 250 giới tì kheo tăng hay 348 giới tì kheo ni. Thực ra tôi nghi ngờ cả hàng trăm giới như thế, nó làm cho người ta mụ mị, chìm mất vào đấy, không ngóc đầu lên một cách tỉnh táo để tu tập. Giới của Đức Phật trước tiên đó là ăn (chay tịnh, ngày một bữa), ngủ (ngủ cần được xem là một trong ngủ dục lạc, nó là si, phải chế ngự, phải tỉnh thức), độc cư (sống trầm lặng, một mình dành trọn thời gian để tư duy – suy tầm được dịp nhìn rõ mình, biết thực hành tứ chánh cần, chọn và diệt tầm ác).

Sau khi Trưởng Lão Thích Thông Lạc chứng đắc, ngài đã dung nạp hàng trăm, hàng ngàn tu sinh các nơi. Nhiều lớp dài ngày, ngắn ngày liên tục song song với việc ngài cặm cụi hoàn thành cả tủ sách trong Thư Viên Chơn Như. Nỗ lực như thế nhưng cuối cùng kết quả mang lại không như người mong muốn, chờ đợi. Cho đến nay không tìm được một đệ tử chứng đắc. Lý do chắc không quá khó hiểu.

Nếu như không còn kinh sách nguyên thủy và công sức tuyệt vời của Hòa thượng Thích Minh Châu thì sẽ mãi không còn ai có dịp để trở thành người ngộ được chân lý của Phật. Phía âm vô cực, biểu tượng cõi “chư thiên” hết nhầm lẫn về những nhân vật tưởng chừng ở tầng cao chót vót thực ra chính là kẻ đã đến tận cùng lục đạo đó là A-tu-la, những đồ tể của nhân loại: Hitler, Thành Cát Tư Hãn, Polpot, Lon Non, Gadafi, Saddam Hussel…

Khối kinh sách mà Thầy Thích Minh Châu dịch rất may đã được tỏa sáng, đã thắp lên ngon đuốc tưởng muôn đời không ai còn có thể thấu hiểu lời Đức Phật. Thầy Trưởng Lão Thích Thông Lạc sau nhiều lận đận con đường tu tập, như số phận của Đức Phật, đi qua nhiều pháp môn, có lúc muốn tìm lấy cái chết khi ở Hòn Sơn. Nhưng cuối cùng người đã chứng đắc A-la-hán.

Cũng giống với số phận của Đức Phật, sự kính ngưỡng, sự tôn xưng cũng đồng ứng với sự đố kỵ, ghanh ghét, hằn thù. Cũng biết bao nhiêu lời xúc xiễm. Dường như tự nhiên luôn tạo ra sự tương khắc, tương sinh làm nên sự biến thiên sinh diệt tương tục. Nếu ở cõi giới của “chư thiên” không chỉ là sự suy tôn của mê tín, tưởng tri như một thế giới huyễn hoặc, vô sắc, siêu nhiên ngay cả khi sự hiểu biết cao hơn, sự hiểu biết sự thực sau bài viết này, chắc chắn sẽ vẫn còn nhiều người xem “đó là thiên đường” để ước mơ, cầu tìm. Đó cũng là điều tự nhiên. Cầu tìm cõi chư thiên ở âm vô cực đơn giãn, không mất quá nhiều năng lượng, sức lực, đức hạnh, thánh hạnh. Không phải đối đầu với sự “khủng bố tinh thần” không phải chiến đấu với ác ma quanh mình, sự quan tâm trì níu của tất cả những người thân yêu, gia tộc, họ hàng, không quá khó khăn như con cua trong thau cua luôn bị trì níu, kéo xuống bên dưới.

Đơn giản chỉ bước tới, tiền bạc, địa vị, quyền lực, danh vọng, tình yêu, thành bại, vinh nhục, được thua, giàu sang, nghèo đói…Tất cả đều ở phía trước, đang ở phía trước cả. Không cần phải vượt năm bộc lưu, bám vách đá chông chênh trong ngọn thác ầm ào, tàn nhẫn đổ xuống. Cái sanh y đó không cần phải vứt bỏ, cứ mang theo, cứ ôm chặt, bám chặt trong tâm thức. Tất cả điều ấy đâu chỉ ở bên ngoài, không chỉ là ác pháp. Nó là cái tôi, nó là bãn ngả, là kiến chấp, là tính cách, là nếp hằn tư duy…

Điểm khác nhau đạo và đời là như thế, là hai ngã đường qua tọa độ 0.

Đời với đạo tuy hai mà một

Đạo với đời tuy một mà hai.

Kỳ Nam