Tổ sư Thiện Hoa là bậc cao tăng, nhà cải cách Phật giáo lỗi lạc

Tổ sư Thiện Hoa là nhân vật lịch sử quan trọng, là cao tăng của PGVN thế kỷ XX. Tổ sư là nhà cải cách Phật giáo lỗi lạc, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của PGVN trong giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử Việt Nam trong những thập niên 60-70 của thế kỷ trước.

DSC_2965

Hội thảo khoa học “Tổ sư Thiện Hoa và sự cải cách Phật giáo Việt Nam”, khai mạc sáng 7-1-2024, tại Học viện PGVN TP.HCM, có sự tham dự của chư tôn đức lãnh đạo HĐTS,

Hội thảo khoa học “Tổ sư Thiện Hoa và sự cải cách Phật giáo Việt Nam”, khai mạc sáng 7-1-2024, tại Học viện PGVN TP.HCM, có sự tham dự của chư tôn đức lãnh đạo HĐTS, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam và nhiều học giả, nhà nghiên cứu tôn giáo.

Chứng minh và chủ tọa Hội thảo, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã phát biểu định hướng, đề nghị các nhà nghiên cứu, học giả và Phật tử thảo luận về 3 đóng góp quan trọng của Tổ sư Thiện Hoa cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam trong ba lĩnh vực chính: Về cải cánh hành chánh Giáo hội, cải cách giáo dục Phật học và cái cách hoằng pháp.

DSC_2984

Hòa thượng cho rằng, Phật giáo Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổ sư Thiện Hoa đã có những cải cách hành chánh quan trọng, làm nổi bật tinh thần đoàn kết, thống nhất, yêu nước, thương dân sâu sắc. Đây tiền đề xây dựng mô hình GHPGVN thống nhất của các hệ phái Phật giáo Việt Nam, để phù hợp với thực tiễn của đất nước và của Phật giáo trong từng bối cảnh xã hội, phát huy vai trò nhập thế và trị liệu của Phật giáo trong xã hội.

Empty
Empty

Về cải cách giáo dục Phật học của Tổ sư Thiện Hoa là đóng góp quan trọng của ngài đối với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, góp phần hiện đại hóa giáo dục Phật giáo, phổ biến giáo lý Phật giáo đến với quần chúng nhân dân, đào tạo đội ngũ Tăng Ni kế thừa.

Về cải cách hoằng pháp của Tổ sư Thiện Hoa góp phần quan trọng trong sự phát triển của Phật giáo miền Nam Việt Nam, đưa Phật giáo đến gần hơn với quần chúng nhân dân, nâng cao nhận thức của họ về giáo lý Phật giáo, từ đó giúp họ thay đổi nhận thức và hành vi theo hướng thiện lành, đạo đức.“Tổ sư Thiện Hoa đề xướng phong trào giảng sư nhập thế, đưa Phật giáo đến các vùng sâu, vùng xa, vùng cao nguyên, giúp họ giác ngộ chân lý Phật, giải phóng các nỗi khổ, niềm đau.”, Hòa thượng Chủ tịch nói.

DSC_2990

Hòa thượng cho rằng, các tác phẩm Phật học của Tổ sư Thiện Hoa được viết có tính sư phạm cao, bằng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng. “Tổ sư Thiện Hoa cho rằng hoằng pháp không chỉ là việc giảng dạy giáo lý Phật, mà còn phải kết hợp giữa lý luận và thực hành, giúp người học Phật đạt kết quả mỹ mãn trong cuộc sống thực tế.”, Hòa thượng bày tỏ.

Empty
Empty

Về cải cách giáo dục Phật học của Tổ sư Thiện Hoa là đóng góp quan trọng của ngài đối với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, góp phần hiện đại hóa giáo dục Phật giáo, phổ biến giáo lý Phật giáo đến với quần chúng nhân dân, đào tạo đội ngũ Tăng Ni kế thừa.

Hòa thượng cho rằng, các tác phẩm Phật học của Tổ sư Thiện Hoa được viết có tính sư phạm cao, bằng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng. “Tổ sư Thiện Hoa cho rằng hoằng pháp không chỉ là việc giảng dạy giáo lý Phật, mà còn phải kết hợp giữa lý luận và thực hành, giúp người học Phật đạt kết quả mỹ mãn trong cuộc sống thực tế.”, Hòa thượng bày tỏ.

DSC_3009

Thay mặt Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Chủ tịch đánh giá cao sự đóng góp chất xám của các nhà nghiên cứu, góp phần tạo nên sự thành công của Hội thảo. “Tôi tin tưởng rằng, những phát hiện và kết quả của hội thảo sẽ góp phần khẳng định vai trò và vị trí của Tổ sư Thiện Hoa trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tôi mong rằng, những đóng góp của Tổ sư Thiện Hoa sẽ tiếp tục được kế thừa và phát huy, góp phần đưa Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại.”, Hòa thượng nhấn mạnh.

(Toàn văn phát biểu của Hòa thượng Chủ tịch)

Được biết, Hội thảo khoa học “Tổ sư Thiện Hoa và sự cải cách Phật giáo Việt Nam” do Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM phối hợp với Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam và Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam tổ chức, nhân dịp tưởng niệm 50 năm Tổ sư viên tịch (1973 – 2024).

Hội thảo đón nhận được 68 bài nghiên cứu, thảo phân thành 4 chuyên đề: Tổ sư Thiện Hoa và vai trò chấn hưng Phật giáo; Tổ sư Thiện Hoa và cải cách giáo dục Phật giáo; Tổ sư Thiện Hoa và cải cách hoằng pháp; Di sản Tổ sư Thiện Hoa và thiền phái Trúc Lâm.

  Đăng Huy