Thủ ấn là gì?

Thủ ấn hay còn gọi là thủ ấn Phật, là dấu ấn thể hiện hoặc khắc họa tư thế tay đặc biệt, vừa là cử chỉ tự nhiên, vừa là dấu hiệu của tính chất Phật (Phật tính).

Thủ ấn (mudrā) hay còn gọi là ấn thủ, ấn tướng. Thủ ấn Phật chính là dấu ấn thể hiện được khắc họa tư thế tay đặc biệt thường thể hiện ở bàn tay và ngón tay. Đây vừa là dấu hiệu của tính chất Phật. Thủ ấn xuất hiện tại Ấn Độ giáo và Phật giáo tượng trưng cho tinh thần tràn đầy năng lượng được sử dụng trong hình tượng và thực hành tâm linh của các tôn giáo tại Ấn Độ.

Trong đạo Phật, các Đức Phật thường được khắc họa tư thế tay đặc biệt, thường là các ấn nơi ngón tay và mỗi biểu tượng sẽ mang một ý nghĩa đặc biệt riêng.

Ngoài ra, thủ ấn còn được hiểu là các tư thế chính mà Phật dùng trong đời sống hằng ngày hay thuần túy hơn chính là các tư thế của Phật. Và thủ ấn được dùng để miêu tả, trình bày hình tượng của Đức Phật.

 

Thủ ấn Phật giáo là những dấu hiệu thiêng liêng, được sử dụng bằng tay để diễn tả trạng thái của tâm, trong khi thiền định hoặc trong nghi lễ Phật giáo.

Thủ ấn Phật giáo là những dấu hiệu thiêng liêng, được sử dụng bằng tay để diễn tả trạng thái của tâm, trong khi thiền định hoặc trong nghi lễ Phật giáo.

Trong Phật giáo đại thừa, các thủ ấn chỉ các ấn nơi tay, mỗi thủ ấn đều tương ứng với các ý nghĩa đặc biệt. Trong các tông phái như Kim cương thừa Mật tông, các ấn này thường đi đôi với Mantra (thần chú). Ngoài ra, các ấn này giúp hành giả chứng được các cấp tâm thức nội tại, bằng cách giữ vững những vị trí thân thể nhất định và tạo mối liên hệ giữa hành giả với các vị Phật hoặc Đạo sư trong lúc hành trì một Thành tựu Pháp.

Dưới đây là 7 Thủ ấn quan trọng thường được thể hiện phổ biến khi khắc họa trong tranh và tượng Phật nhất:

1. Thiền thủ ấn (Dhyana Mudra).

2. Thí nguyện thủ ấn (Varada Mudra)

3. Vô úy thủ ấn (Abhaya Mudra)

4. Giáo hóa thủ ấn (Vitarka Mudra)

5. Chuyển pháp luân thủ ấn (Dharmachakra Mudra)

6. Trì bình thủ ấn (Patahattha Mudra)

7. Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra)

Đức Tuệ