Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật
Cô gái được một vị tiên thờ lửa nuôi lớn, và vì do nai sinh nên được gọi là Lộc Nữ.
Khi Lộc Nữ được 14 tuổi, người cha rất thương và được giao cho công việc giữ lửa. Một hôm vì vô ý, cô đã để lửa tắt. Người cha ra ngoài trở về thấy thế, phạt cô phải sang động của vị tiên bên cạnh, ở sườn núi phía Bắc, để xin lửa. Vì tạo nhân trong sạch nhiều đời, sau mỗi bước chân của Lộc Nữ đều mọc lên một đóa sen. Vị tiên phía Bắc thấy vậy, yêu cầu Lộc Nữ đi bảy vòng quanh động của ông thì ông mới cho lửa. Và bảy vòng hoa sen trang nghiêm, đẹp đẽ mọc lên.
Khi đó, vua nước Ba La Nại cùng quần thần vào rừng săn bắn. Nhà vua thấy bảy vòng hoa sen quanh động vị tiên, sinh lòng hoan hỷ, ca tụng đức hạnh của vị tiên. Vị tiên nói với nhà vua về nguyên nhân của bảy vòng hoa sen, nhà vua vui mừng qua động phía Nam, ngỏ lời xin kết hôn cùng Lộc Nữ.
Về hoàng cung được một thời gian thì Lộc Nữ có thai. Nhưng đến ngày sinh, nàng chỉ sinh ra một đóa hoa sen. Nhà vua rất giận, cho là yêu tinh, sai liệng bỏ hoa sen và giáng chức phu nhân.
Khi nghe kẻ hầu tâu lại, nhà vua kinh ngạc hỏi: “Có thực quả như vậy chăng? Hoa sen ấy có phải do Lộc Mẫu sinh ra chăng?”. Các người theo hầu đều bảo rằng hoa sen do Lộc Mẫu sinh ra được đem chôn ở đó.
Nhà vua ăn năn, đem hoa sen và năm trăm Hoàng tử về hoàng cung và phục chức cho Lộc Mẫu.
Khi 500 Hoàng tử đến tuổi trưởng thành, một hôm cùng nhau du ngoạn đến ngồi trên bờ một ao sen. Nhìn thấy hình dung của mình ảnh hiện trong nước, các Hoàng tử cùng bảo với nhau:
Các Hoàng tử lòng sinh không vui, trở về hoàng cung, cùng nhau thưa với cha mẹ: “Thưa cha mẹ! Thế giới đều là khổ, không có gì đáng vui, nay xin cha mẹ cho chúng con được xuất gia”.
Nhà vua và Hoàng hậu thấy không thể ngăn cản các Hoàng tử, nên cho họ xuất gia, ra ở hậu viên để tu hành.
Sau khi xuất gia, các Hoàng tử đều chứng quả Bích Chi Phật. Chứng được đạo quả rồi, các Thái tử liền đến trước cha mẹ, báo cho cha mẹ biết: “Lợi ích của sự xuất gia, nay chúng con đã thành được”. Lúc ấy, các Tỳ kheo, thân tự thăng lên trên hư không, hiện đằng đông ẩn đằng tây; ẩn đằng tây hiện đằng dông; hiện đằng nam ẩn đằng bắc; hiện đằng bắc ẩn đằng nam; hoặc hiện làm nhiều thân hình lớn, khắp đầy trong hư không, rồi lại hiện làm một thân, một thân lại hiện làm vô lượng thân; hoặc hiện trên thân ra nước, dưới thân ra lửa.
Các Thái tử đã vì cha mẹ, hiện thứ thứ thần biến rồi liền tự thiêu thân mà nhập Niết Bàn.
Bấy giờ Lộc Mẫu phu nhân, đốt các thứ hương thơm quý, trỗi các thứ âm nhạc mầu nhiệm, ngày ngày ở trong hậu viên cúng dàng 500 tháp Phật Bích Chi. Phu nhân ở trước các tháp ấy, tỏ vẻ buồn rầu không vui, mà nói rằng: “Ta tuy sinh 500 Thái tử, mà không có một người nào phát tâm Bồ Đề”.
Phu nhân liền lập thệ nguyện:
– Ta cúng dàng 500 Phật Bích Chi, gồm xây 500 tháp cúng dàng công đức, xin hồi hướng cho khắp tất cả chúng sinh, khiến ta đời sau, thà sinh một con, mà phát tâm Bồ Đề, hiện thế xuất gia, chứng được nhất thiết trí, còn hơn sinh nhiều con, mà không phát tâm Bồ Đề.
Phật bảo với ngài A Nan rằng:
– Lộc Mẫu phu nhân lúc ấy, nay là Ma Da phu nhân. Ma Da phu nhân cúng dàng 500 vị Phật Bích Chi, và tu vô lượng thiện nghiệp, cho nên ngày nay được sinh thành thân của Như Lai.
Khi Phật nói pháp ấy, có vô lượng trăm ngàn người, trời, chứng được sơ quả, cho đến tứ quả; có vô lượng chúng sinh phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Lời nguyện lớn của Ma Da Thánh mẫu là nhân duyên khiến bà đời đời làm mẹ của Đức Phật. Nền tảng của Phật giáo Ðại thừa là Bồ đề tâm. Bồ đề tâm là tâm vì chúng sinh. Ðức Phật đã xuất gia tìm đạo cũng bởi Ngài muốn tìm đường diệt khổ cho chúng sinh. Hoàng hậu Ma Da là người mẹ vĩ đại nhất với lời nguyện cầu tha thiết trong tiền kiếp đã sinh ra thái tử Tất Đạt Đa. Bà là người phụ nữ cao quý nhất đã có công sinh ra một bậc vĩ nhân kiệt xuất của nhân loại, để chúng ta có được đạo Phật mà nương theo, có được Chính pháp mà tu tập, hướng đến sự giác ngộ và thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.
(Lược trích: “Kinh Đại phương tiện báo ân Phật”
Việt dịch: HT. Thích Chính Tiến)