Thế nào gọi là tu hành?

Đọc Kinh có phải là tu? Không phải. Nghe Pháp có phải là tu? Cũng không phải. Mỗi ngày niệm Phật, dập đầu (bái Phật) có phải là tu? Cũng không phải. Vậy thì sao mới gọi là tu?

Tu hành chính là y chiếu theo giáo huấn của Phật Đà mà tu sửa hành vi của chúng ta, đó gọi là tu hành.

Tu hành chính là y chiếu theo giáo huấn của Phật Đà mà tu sửa hành vi của chúng ta, đó gọi là tu hành.

Tu là tu sửa, hành là hành vi. Hành vi rất nhiều và rất phức tạp, Phật qui thành ba dạng là thân, khẩu, ý. Thứ bạn tác tạo từ thân là hành vi, lời nói từ khẩu là hành vi, động tâm khởi niệm từ ý là hành vi. Nếu như thứ thân tác tạo, lời nói từ miệng, niệm khởi từ ý đều là tự tư tự lợi, đều là vì danh vì lợi, đều vẫn còn tham sân si mạn, thì không gọi là tu hành.

Chúng ta nghiên cứu Kinh Phật, niệm Phật, thì phải niệm bỏ đi tâm hành bất thiện, đó mới gọi là tu hành. Mắt nhìn thấy sắc, tai nghe thấy thanh, khởi lên cái niệm; hoan hỷ thì khởi niệm tham – không hoan hỷ thì khởi niệm sân, đó đều là hành vi sai trái.

Vậy tu bằng cách nào? Dùng câu Phật hiệu, tâm tham vừa khởi, Nam Mô A Di Đà Phật – niệm bỏ cái tâm tham đi, tâm sân vừa khởi lên – thay bằng một câu A Di Đà Phật, đó mới gọi là tu hành thật sự – gọi là thật sự biết niệm (Phật). Câu Phật hiệu này rất hữu dụng, mang hết tập khí, phiền não, nghiệp chướng ra niệm bỏ hết đi.

 

Pháp sư Tịnh Không