Thế nào gọi là “giá tội” và “tánh tội”?

Chúng ta khởi tâm động niệm tạo tác tội nghiệp có hai loại, một loại gọi là “giá tội”, một loại gọi là “tánh tội”.

Cái gì gọi là giá tội?

Giá là phòng chỉ, phòng phạm, bản thân không có tội, nó là phòng ngừa bạn tạo tội nghiệp. Loại giới điều này, loại giáo hối này, nếu bạn phạm rồi thì đều gọi là giá giới, vậy thì nhẹ.

Tánh tội là cho dù Phật có chế định giới luật hay không, bạn tạo tác thì nhất định phạm tội. Lấy ngũ giới để nói, sát sanh là tánh tội. Bạn chưa thọ năm giới, bạn sát sanh vẫn là có tội. Không thể nói bạn không thọ giới thì bạn sát sanh không có tội, không hề có đạo lý như vậy.

Một người phạm tội bị luật pháp trừng phạt, còn đối với luật nhân quả thì thế nào?

01

Không thể nói quốc gia chế định giết chết người thì nhất định phải xử tử hình, tôi không hiểu pháp luật nên không có tội. Không hiểu pháp luật mà bạn giết người thì bạn không bị xử tội chết hay sao? Không hề có đạo lý này, bản thân liền có tội.

Dâm dục là tánh tội, trộm cắp là tánh tội, vọng ngữ lừa gạt chúng sanh cũng là tánh tội, cho dù bạn giữ giới hay không giữ giới, bản thân chính là tội.

Trong năm giới, uống rượu là giá tội. Uống rượu không có tội, vì sao Phật lại liệt nó vào trọng giới? Sợ bạn uống rượu say rồi thì phạm các giới trước, tạo tác những ác nghiệp khác, cho nên giới không uống rượu là phòng phạm.

Nếu bạn phạm vào giới rượu là giá tội, đó không phải là tánh tội. Đạo lý này chúng ta phải hiểu, phải thông suốt.

HT.Tịnh Không