Tập sống với Phật

Chừng nào biết nhìn cái nhìn của Phật, nghe cái nghe của Phật, nói lời nói của Phật, làm việc làm của Phật…chừng đó tự khắc có sự giải thoát, an nhiên của Phật. Học Phật là học cách từ bỏ Tánh phàm phu để trở về với Tánh Phật (Tánh Giác).

Chừng nào còn nhìn bằng ánh mắt phàm phu, nghe cái nghe của phàm phu, nghĩ những điều phàm phu, nói lời nói phàm phu, làm việc làm phàm phu… chừng đó còn phải chịu cái khổ của phàm phu.

Chừng nào biết nhìn cái nhìn của Phật, nghe cái nghe của Phật, nói lời nói của Phật, làm việc làm của Phật…chừng đó tự khắc có sự giải thoát, an nhiên của Phật.

Học Phật là học cách từ bỏ Tánh phàm phu để trở về với Tánh Phật (Tánh Giác).

Trong mỗi ý niệm, hành động, nói năng, đi đứng…nếu có tuệ chiếu soi, biết chánh niệm tỉnh giác, luôn trong sáng thanh tịnh thì đang sống với Phật (Tánh Giác). Ngược lại, khi theo những tư duy, tham dục, chấp thủ của bản ngã thì liền tiếp nối tập nghiệp của phàm phu và còn bị chi phối bởi những nhân quả, khổ đau, luân hồi.

Căn lành để học Phật

Chừng nào biết nhìn cái nhìn của Phật, nghe cái nghe của Phật, nói lời nói của Phật, làm việc làm của Phật...chừng đó tự khắc có sự giải thoát, an nhiên của Phật.

Chừng nào biết nhìn cái nhìn của Phật, nghe cái nghe của Phật, nói lời nói của Phật, làm việc làm của Phật…chừng đó tự khắc có sự giải thoát, an nhiên của Phật.

Đức Phật ra đời cũng không ngoài nhân duyên ” Khai Thị Phật Tri Kiến ” cho chúng sanh. Tất cả giáo lý cũng chỉ là phương tiện để trở về với Cái Thấy Biết trong sáng ấy.

Là người học Phật, thay vì hăng say trong những lễ nghi cầu nguyện, tán ca về Phật hay một vị nào đó trong nghi thức hay tưởng tượng ra, mỗi người, nếu không thể sống một đời, một năm, một tháng, một tuần như Phật, hãy thực tập sống một ngày như Phật, hoặc một giờ, hoặc một phút, hoặc một giây như Phật thì liền chạm được Phật – Pháp và nguồn an lạc thật sự ngay trong mình và ở đây chứ không phải tìm kiếm đâu xa trong mơ hồ.

Đó cũng là cách tri ân Đức Phật, Ân Đức Pháp và Ân Đức Tăng của người học Phật vậy.