Tập sống buông bỏ – Tâm luôn an lạc ngay trong hiện tại

Đức Phật khuyên chúng ta: Hãy nhìn thẳng vào mọi diễn biến đang xảy ra như là một thực tại nhiệm mầu. Mỗi sáng thức dậy hãy thử nở một cụ cười thật rạng rỡ đón chào ngày mới, lòng thầm nguyện sẽ có mặt trong từng phút giây và đối người tiếp vật bằng ánh nhìn từ bi, yêu thương không hạn lượng.

 

Đừng tìm về quá khứ

Đừng tưởng tới tương lai

Quá khứ đã không còn

Tương lai thì chưa tới

Hãy quán chiếu sự sống

Trong giây phút hiện tại

Kẻ thức giả an trú

Vững chải và thảnh thơi

(Kinh Người Biết Sống Một Mình)

Đức Phật khuyên chúng ta: Hãy nhìn thẳng vào mọi diễn biến đang xảy ra như là một thực tại nhiệm mầu.

Đức Phật khuyên chúng ta: Hãy nhìn thẳng vào mọi diễn biến đang xảy ra như là một thực tại nhiệm mầu.

Cuộc sống đem đến cho chúng ta những niềm vui, song nhiều lúc cũng làm chúng ta bất an lo lắng, mệt mỏi tuyệt vọng. Người già có xu hướng nhớ về quá khứ trong khi người trẻ lại thường hay mơ về tương lai xa xôi. Có thể quá khứ ẩn tàng những kinh nghiệm cần học hỏi để xây đắp hiện tại, cất giấu những giây phút đẹp đẽ, hạnh phúc, nhưng đâu đó cũng chất chứa bao vết thương chưa lành khiến chúng ta đau khổ. Vậy nên, buông bỏ quá khứ là buông bỏ sự tiếc nuối và thoát ra khỏi sự bủa vây của quá khứ, để có thể sống bình an trong hiện tại.

Người trẻ thường hướng tới viễn cảnh về tương lai xa vời. Nếu đạt được thì sự ngã mạn bị đẩy lên cao độ, ngược lại khi bất như ý sẽ trở nên mặc cảm, tự ti. Và đây chính là lý do để khổ đau có mặt. Do đó, Đức Phật dặn dò chúng ta không nên tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi. Sống trong quá khứ đau buồn, luôn ở trạng thái hối tiếc là sống mà thật ra đã chết. Chẳng phải muốn sống như thế sẽ làm tâm hồn ta khô héo và cạn kiệt nguồn sinh lực. Chớ nên tưởng tới tương lai vì có ai biết tương lai sẽ ra sao mà mơ tưởng viển vông những điều không thực tế.

Người bị hiện tại lôi cuốn là người không biết đến Phật, Pháp, Tăng, không được học và tu tập. Người này nghĩ rằng, tấm thân này, tâm tư này, tri giác này, nhận thức này là mình, là của mình, thì người ấy đang bị lôi cuốn theo hiện tại.Nói buông bỏ quá khứ và tương lai, thực ra là buông bỏ ái dục trong hiện tại, buông bỏ ham muốn trong hiện tại. Tu tập cũng vậy, không phải tu tập để đạt giải thoát trong tương lai mà giải thoát ngay trong hiện tại, an lạc ngay trong hiện tại.

Đức Phật khuyên chúng ta: Hãy nhìn thẳng vào mọi diễn biến đang xảy ra như là một thực tại nhiệm mầu. Người sống được với hiện tại thì lúc nào cũng tươi tắn, nhẹ nhàng, thoải mái, không bị mắc kẹt trong quá khứ, chẳng bị vướng bận ở tương lai. Chúng ta xứng đáng được hạnh phúc ngay bây giờ, chúng ta hoàn toàn có thể chọn cách sống vô ưu vô lo mỗi ngày.

Chỉ cần sống tốt và trọn vẹn để không phải nói “giá như khi xưa mình làm như vậy”, hoặc “nếu như ngày mai như vậy thì hay biết mấy”…Và đây là cách mà chúng ta đánh rơi hiện tại, bỏ quên hiện tại và lãng phí hiện tại.

Đôi khi chúng ta nói nhiều về trân trọng hiện tại, song lại chưa từng biết làm sao để hiện tại của mình thật sự trọn vẹn. Thật ra, mọi thứ sẽ bắt đầu từ những việc nhỏ bé thường ngày mà chúng ta đã lãng quên. Ví như, mỗi sáng thức dậy hãy thử nở một cụ cười thật rạng rỡ đón chào ngày mới, lòng thầm nguyện sẽ có mặt trong từng phút giây và đối người tiếp vật bằng ánh nhìn từ bi, yêu thương không hạn lượng.

Đại Tùng Lâm Hoa Sen