Tâm kiêu mạn bất bình sẽ chiêu cảm đến điều gì?
Chúng ta học Phật, hôm nay có vài vị đồng tu đến hỏi tôi, tại sao những vị đó học Phật lại có quá nhiều sự trở ngại? Sự chướng ngại này là điều tất nhiên, trong quá khứ và đời này, bạn hãy thử nghĩ xem, bạn đã vô tình hay cố ý giết hại bao nhiêu chúng sanh?
Phật nói rất rõ ràng, tâm tham thì chiêu cảm nạn nước, sân hận chiêu cảm nạn lửa, ngu si chiêu cảm nạn gió, kiêu mạn bất bình cao thấp chiêu cảm nạn động đất.
Điều này người thế gian thông thường gọi là tai họa thiên nhiên, nó có nguyên nhân chứ không phải là tự nhiên, là do tham, sân, si, mạn đã chiêu cảm. Sát sanh ăn thịt thì chiêu cảm nạn đao binh, điều này các đồng tu học Phật chúng ta đều biết rất rõ.
Thiên tai, động đất, sóng thần có phải do chiêu cảm của việc sát sinh?
Chư vị Tổ sư Đại đức xưa nay thường hay khuyên dạy chúng ta, đến trong Kinh Phật cũng đều nói như vậy: Nếu chúng ta muốn tránh được tất cả chiến tranh trên thế gian này (đao binh kiếp chính là chiến tranh), muốn thế giới này vĩnh viễn không có chiến tranh thì trừ phi chúng sanh không ăn thịt nữa. Chúng sanh chúng ta từ nay về sau đều không ăn thịt thì thế gian sẽ không còn chiến tranh. Đây gọi là nhân họa. Nhân họa chính là do chúng ta tùy tiện giết hại chúng sanh. Trong tâm chúng sanh thì chẳng chấp nhận nhưng chúng không có đủ sức để phản kháng. Hôm nay chúng bị bạn giết, nỗi oán hận này vĩnh viễn không thể hóa giải, chúng sẽ tìm cơ hội để báo thù, đến khi chúng được tái sanh lại làm kiếp người thì bạn lại phải đối đầu với oan gia.
Cho nên chúng ta học Phật, hôm nay có vài vị đồng tu đến hỏi tôi, tại sao những vị đó học Phật lại có quá nhiều sự trở ngại? Sự chướng ngại này là điều tất nhiên, trong quá khứ và đời này, bạn hãy thử nghĩ xem, bạn đã vô tình hay cố ý giết hại bao nhiêu chúng sanh?
Hay nói cách khác, nỗi thù hận này tồn tại mãi mãi, oan oan tương báo không bao giờ dứt. Cái nghiệp này đã tạo rồi, trong quá khứ không biết nên đã tạo cái nghiệp này rồi, hiện tại điều quan trọng nhất là phải biết sám hối.
HT. Tịnh Không