Tâm không chấp trước thì tượng Phật lúc nào cũng khai quang
Nếu tám thứ gió: Khen ngợi, chê bai, đắng cay, ngọt ngào, lợi, suy, hủy nhục, vinh dự làm bạn động tâm thì nền móng tu hành của bạn chưa vững chắc.
Nếu bạn biết sám hối, sửa mình thành người mới, biết lỗi lầm mình làm, giải kết tội nghiệp đã tạo thì tội sẽ tiêu trừ hết sạch. Như bịnh mà toát mồ hôi rồi thì bịnh sẽ từ từ thuyên giảm rồi lành hẳn.
Sáu tông chỉ: Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối là pháp bảo cắt đứt dục vọng, khiến bạn hoạch đặng trí huệ chân chính.
Có định lực thì động tỉnh đều không hai (không có khác biệt). Như lúc trong cảnh động, bạn không bị cảnh ấy chi phối, đó tức là tỉnh. Trong cảnh tỉnh, bạn không bị vọng tưởng quấy nhiễu, đó tức là động. Nếu bạn tu sao cho động và tỉnh như nhau, công phu sẽ đúc kết như thành một khối. Lúc ấy cũng không phải là động, cũng chẳng phải là tỉnh, chẳng phải không, chẳng phải có. Đó chính là trung đạo.
Khi trong tâm mình không chấp trước, thì tượng Phật lúc nào cũng khai quang. Nếu tâm mình chấp trước, dù tượng Phật đã được khai quang, cũng chẳng khác gì chưa khai quang.