Tại sao người hiện nay qua đời sớm?

Người hiện nay không tin, có rất nhiều người hiện nay không tin có đời sau, vậy thì hết cách. Cho nên họ có được địa vị, họ có được tài sản, nhất định phải hưởng thụ hết trong đời này, không tin có đời sau. Người xưa tin, cho nên người xưa biết tu tích, đời sau tốt.

Người xưa của Trung Hoa có nói: Đời đời kiếp kiếp tích công lũy đức, năm đời đến mười đời, quả báo là đại phú đại quý, đế vương và tướng soái ở thế gian. Họ không phải là đời này tôi tu thì đời này hưởng hết, vậy thì đời sau không còn nữa, họ phải tích lũy.

Người hiện nay không tin, có rất nhiều người hiện nay không tin có đời sau, vậy thì hết cách. Cho nên họ có được địa vị, họ có được tài sản, nhất định phải hưởng thụ hết trong đời này, không tin có đời sau. Người xưa tin, cho nên người xưa biết tu tích, đời sau tốt.

Người hiện nay không biết tích phước, luôn hưởng thụ, còn bội chi, vượt hơn chút ít phước báo mà bản thân tu được, vượt hơn rồi, cho nên tiêu phước báo rất nhanh, thọ mạng chưa hết thì đã họ tiêu hết phước báo rồi. Tiêu hết thì thế nào? Ngạn ngữ có câu “lộc tận thì người vong”, họ vẫn còn thọ mạng, nhưng họ đã hưởng hết phước báo rồi, họ không biết tiếc phước, nên họ phải qua đời sớm hơn.

Xả tài làm phước, tích phước để tiêu trừ nghiệp quả

Ở xã hội hiện nay, hạng người này rất nhiều, chúng ta nhìn thấy rồi, chúng ta phải có tâm cảnh giác cao độ, có thể học theo họ không? Không thể, nhất định phải tiếc phước. Quý vị xem lão Hòa thượng Hải Hiền, một hạt cơm rơi trên bàn, rơi xuống đất, ngài đều nhặt lên, lấy nước rửa sạch sẽ rồi ăn, vì sao vậy? Tiếc phước. Ngài còn kể lại hai câu chuyện tiếc phước, rất thú vị. Kể Đường Thái Tông, vào lúc nửa đêm ông đói rồi, kêu người nấu chút điểm tâm mang lên, có một sợi mì rơi trong chiếc ủng, ông liền nhặt nó lên và ăn, nên Thượng Đế kéo dài 20 năm tuổi thọ cho ông. Vị vua này, cả việc nhỏ như vậy ông cũng có thể quý trọng, thì biết được ông sẽ yêu thương nhân dân, đây là một hoàng đế tốt.

Ngay cả một chút ít cũng không lãng phí, xem một sợi mì cũng quý giá như vậy, nên tăng thêm 20 năm tuổi thọ. Lão Hòa thượng kể rất hay, sau cùng nói với họ, đây chỉ là câu chuyện, không nhất thiết cho là thật, nhưng ý nghĩa rất hay, chính xác, không có sai sót.

Con người nhất định phải tiếc phước, làm gì cũng không thể quá đáng. Tâm lượng của A Di Đà Phật lớn, lại biết tiếc phước, cho nên sự tích lũy của Ngài, tích lũy đến mức độ nào vậy? Hơn hẳn chư Phật, tất cả chư Phật đều không sánh bằng Ngài.

 

HT. Tịnh Không