Tại sao người càng tu lâu thì họ lại càng ít nói hơn, càng im lặng?

Có câu chuyện như sau: có người muốn hoán đổi vị trí với Bồ-tát. Bồ tát nói được thôi nhưng ta có một điều kiện dù gặp bất cứ chuyện gì ngươi cũng giữ im lặng như ta. Người đó nghĩ điều này không khó nên đồng ý ngay.

 

Một ngày nọ có một người giàu có đến miếu sau khi cúi đầu lạy Phật túi tiền của ông ta rơi xuống đất, người đóng vai Bồ-tát muốn nhắc ông ta nhưng nhớ lại rằng mình không thể mở miệng.

Ngay sau khi người đàn ông giàu có đi ra thì một người nghèo đến cầu xin Bồ-tát cho tiền để cứu đứa con đang bệnh nặng. Trong lúc cúi đầu bái lạy thì người nghèo phát hiện túi tiền trên đất và nghĩ rằng đó là phép màu của Bồ-tát. Người đóng vai Bồ-tát muốn nói rằng đó là túi tiền của người giàu làm rớt nhưng anh ta không thể nói.

Một lúc sau một người ngư dân đến cầu xin Bồ-tát bảo vệ anh ta bình an khi ra khơi tránh được bão tố. Khi người ngư dân vừa bái lạy xong và chuẩn bị rời đi, người đàn ông giàu có quay lại tìm túi tiền. Ông ta nắm lấy người ngư dân nghi ngờ anh ta lấy cắp túi tiền. Cả hai bắt đầu tranh cãi. Người đóng vai Bồ-tát không thể chịu đựng được cảnh này nữa và quyết định mở miệng nói ra sự thật. Sau khi biết được sự thật mọi người đều rời đi.

Học cách im lặng là một loại trí tuệ. Ảnh: Pyxabay

Học cách im lặng là một loại trí tuệ. Ảnh: Pyxabay

Bồ-tát nói ngươi nghĩ rằng việc mở miệng nói ra sự thật là đúng đắn sao? Vì ngươi mở miệng người nghèo mất đi cơ hội cứu con, người giàu mất đi cơ hội tích phước và người ngư dân phải ra khơi gặp bão mất mạng. Nếu ngươi giữ im lặng thì con của người nghèo đã được cứu chữa, người giàu đã tích đức và người ngư dân vì bị giữ lại mà tránh được bão vẫn còn sống đến bây giờ.

Vì vậy hãy để mọi việc diễn ra tự nhiên và hãy tin rằng mọi thứ đều là sự sắp đặt tốt nhất. Nói nhiều dễ gây lỗi lầm, im lặng là vàng, quan sát sự biến đổi là một loại năng lực.

Học cách im lặng là một loại trí tuệ.

Dạ Khách