Tại sao hối hận là dấu hiệu của đạo đức?
Có những người sống một đời mà chưa từng hối hận. Đó thường là những người ác độc. Vì sao như vậy?, vì chỉ có những người đã giải thoát mới không có lỗi lầm để không hối hận. Còn tất cả chúng ta sống trên cuộc đời này không ai không từng có lầm lỗi.
Người tự biết lỗi của mình là người có trí tuệ. Khi tu đến mức độ cao, chúng ta có thể biết nhiều điều nhờ có trí tuệ nhưng điều quan trọng là phải biết được lỗi của mình. Tâm vừa khởi nhẹ một niệm thiện hay ác là chúng ta phải thấy ngay, phải đánh giá chính xác ngay về ý niệm đó. Con người thường có chung một nhược điểm là hay tự biện hộ, tự bênh vực cho mình khi làm điều gì sai trái.Ở đây chúng ta không tự biện hộ mà tự trách mình, tự biết lỗi của mình. Vì thế chúng ta nói rằng hối hận là dấu hiệu của đạo đức cũng là chỗ căn bản của trí tuệ.
Trong việc đánh giá lỗi lầm chúng ta không bỏ qua dư luận vì có khi người ta gợi ý hoặc chỉ ra lỗi mình rất hay nhưng cũng không quá coi trọng dư luận. Tốt nhất là chúng ta tự biết lỗi mình để hối hận và vượt qua.
Một khi đã xuất hiện nỗi buồn hối hận về một lỗi lầm mình đã gây nên chúng ta sẽ tâm niệm , ước ao rằng mình đã không làm điều sai lầm đó. Thậm chí chúng còn ước ao thời gian quay lại để mình không làm việc sai lầm đó nữa. Đây chính là nhân lành để về sau chúng ta không bao giờ lặp lại lỗi lầm cũ. Chúng ta không thể quay ngược thời gian, trở về quá khứ để làm lại từ đầu , nhưng nếu tâm vẫn hướng về quá khứ và ước mình chưa bao giờ làm chuyện không hay đó thì tâm niệm ấy sẽ thành nhân tốt cho vị lai và chắc chắn chúng ta sẽ không phạm lỗi lầm ấy nữa.
Có những người sống một đời mà chưa từng hối hận. Đó thường là những người ác độc. Vì sao như vậy?, vì chỉ có những người đã giải thoát mới không có lỗi lầm để không hối hận. Còn tất cả chúng ta sống trên cuộc đời này không ai không từng có lầm lỗi. Chỉ những người có tâm ác độc mới không biết được phải trái, đúng sai, không biết tội phước nên chưa bao giờ hối hận.
Ba cách chuộc lỗi?
Chuộc lỗi với đối tượng mà mình đã phạm.
Chuộc lỗi bằng cách phát lồ trước đại chúng
Chuộc lỗi bằng cách lễ Phật
Bất hối là như thế nào?
Bất hối là không còn hối hận. Khi thiền định sắp vào sơ thiền, phá được năm triền cái ( tham ái, sân hận, thùy miên, trạo hối, nghi ngờ ), chúng ta sẽ không còn bị tâm hối hận giày vò nữa vì lúc này tâm được thanh tịnh. Như vậy tâm bất hối có được là do thiền định. Mặt khác người không lỗi lầm cũng sẽ không còn hối hận. Vậy thiền định đưa đến bất hối và không có lỗi cũng đưa đến bất hối. Ở đây chúng ta phải hiểu một điều là thiền định có nghĩa là không còn lỗi. Người muốn đạt được thiền định phải là người có đạo đức rất chuẩn mực, không có lỗi lầm. Chính đời sống trong sạch như băng tuyết mới giúp chúng ta đạt được thiền định.
TT. Thích Chân Quang