Tái sanh và vô sanh

Ai thấy mình không còn gây nhân phiền não, cấu sanh; nghĩa là không còn vô minh và ái dục thì người đó biết chắc mình không còn sanh lại trong ba cõi, sáu đường nữa.

– Thế người không còn tái sanh, có thể tự mình xác tín, biết rõ điều đó chăng hở đại đức?

– Có thể được, tâu đại vương!

– Bằng cách như thế nào?

– Thưa, ai thấy mình không còn gây nhân phiền não, cấu sanh; nghĩa là không còn vô minh và ái dục thì người đó biết chắc mình không còn sanh lại trong ba cõi, sáu đường nữa.

Ngũ căn – Riêng và chung

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa

– Trẫm muốn nghe ví dụ.

– Ví dụ như người làm ruộng, đầu mùa lo cày bừa, gieo mạ thì cuối vụ ông gặt lúa, cất lúa vào bồ. Năm sau, vì một lý do nào đó, người làm ruộng kia không còn cày bừa, gieo mạ nữa – thì ông ấy có còn gặt lúa, cất lúa vào bồ chăng, tâu đại vương?

– Có lúa đâu mà gặt, mà cất!

– Tại sao đại vương biết?

– Vì ông ta có cày bừa và gieo mạ đâu!

– Đúng thế! Cày bừa, gieo mạ là nhân; gặt lúa cất vào bồ là quả. Cũng thế, chúng sanh có gây nhân cấu sanh, ái dục nên còn tái sanh; người tu hành đắc đạo tự mình biết không gây nhân cấu sanh, ái dục nên biết chắc rằng không còn tái sanh nữa, tâu đại vương!

– Rất dễ hiểu, thưa đại đức!

Trích Kinh Mi Tiên vấn đáp.