Sự khác biệt giữa Phật, Bồ-tát và A-La-hán
Có nhiều lối giải thích:
1. Trên phương diện độ sanh:
A La Hán tự độ (độ mình),
Bồ Tát độ tha (độ người), còn Phật là giác hạnh viên mãn (độ mình và độ người đã xong).
2. Trên phương diện phát nguyện thì:
A La Hán chỉ cầu thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Bồ Tát là người phát tâm cầu thành Phật để độ tất cả chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Trên quảng đường từ lúc mới phát Bồ đề tâm (Bodhicitta) cho đến lúc thành Phật thì gọi là Bồ Tát.
3. Trên phương diện chứng đắc thì:
A La Hán đã phá được ngã chấp, tức chứng được ‘ngã không’ (Sattvàsùnyatà), không còn chấp vào một cái Ta (Atman) hiện hữu.
Bồ Tát cũng chứng được ‘ngã không’, nhưng chưa hoàn toàn được ‘pháp không’ (Dharmasùnyatà).
4. Trên phương diện tu trì:
A La Hán tu theo Tứ Đế, ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
Bồ Tát hành Lục độ (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí huệ).
Phật thì cũng giống như Bồ Tát nhưng đã tới đích.
Trên đây chỉ là khái lược sơ về sự khác biệt giữa Phật, Bồ Tát và A La Hán.
Chúng ta là hàng Sơ phát tâm Bồ Tát thì cần chú trọng nhiều về hai phương diện phát nguyện và tu trì.
Phát nguyện là phát Bồ đề tâm tức tâm nguyện thành Phật để cứu độ chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi, còn tu trì là luôn luôn tìm mọi cách để thực hành Lục độ.
Trích trong “Bố thí Ba la mật”.