Sự khác biệt giữa A La Hán và Bồ Tát
A La Hán và Bồ Tát là hai khái niệm rất hay gặp, giữa họ cũng có nhiều điểm rất khác nhau. Trong đó, nếu muốn kể đến những điểm khác nhau cơ bản nhất thì nên chú ý những điều sau:
Ý nghĩa
Các vị A La Hán có nghĩa là Vô Sanh, Sát Tặc và Ứng Cúng. Họ là những vị thoát ra khỏi sinh tử luân hồi, diệt sạch những phiền não, vô ưu của con người vốn có và nhận được sự cúng dường của chúng sinh.
Bồ Tát lại có hai nghĩa là giác hữu tình và tình hữu giác. Ở đây nghĩa là Bồ Tát cũng chỉ là một con người, nhưng giác ngộ được và đem những cái giác ngộ ấy để giáo hóa cho người khác cùng giác ngộ, ấy là Bồ Tát. Như vậy mỗi con người đều có thể trở thành Bồ Tát nếu có cái tâm thiện, có lòng tu đạo, tấm lòng vị tha nhân ái, giúp ích cho mọi người thì đều có thể gọi là Bồ Tát.
Hình thức
A La Hán phải là người đã xuất gia, còn Bồ Tát thì không cần thiết phải xuất gia, mà người tại gia cũng có thể làm Bồ Tát.
Tâm niệm
Xét trên một khía cạnh nào đó, A La Hán có tâm lượng hẹp hơn, vì họ chỉ tự lo độ cho mình, diệt hết mọi kiết sử phiền não của bản thân để đạt đến cảnh giới mới, còn Bồ Tát thì có tấm lòng bao dung quảng đại, không chỉ lo nghĩ đến riêng phần mình mà còn phổ độ cả chúng sinh.
Bản nguyện
Bản nguyện của A La Hán lúc tu tập chỉ mong sao diệt trừ được hết phiền não của Ngài sau đó nhập Niết Bàn, ngược lại, bản nguyện của các vị Bồ Tát rất rộng lớn, như Địa Tạng Bồ Tát từng nói “Chừng nào địa ngục trống không thì Ngài mới thành Phật”.