Sắc đẹp là nghiệp của từ tâm

Nếu tâm tốt thì hình tướng cũng tốt. Vậy làm thế nào để chúng ta nhìn thấy được tâm của một người qua tướng mạo của họ?

Chư Phật, Bồ tát thì đoan chính, thanh tịnh, hỷ xả và từ bi. Tất cả đều xuất hiện qua vẻ bề ngoài.

Vì vậy, tướng đẹp là do tâm. Chúng ta nên suy ngẫm khi chúng ta nhìn thấy những người đẹp. Nếu chúng ta muốn có tướng đẹp, quý nên tu tập để trở nên đoan chính, thanh tịnh, bình đẳng và từ bi. Hình tướng thay đổi theo tâm thức. Ngay cả người thế gian cũng biết đạo lý này.

Còn nếu chúng ta không có tâm tốt thì hình tướng tốt đẹp do đâu mà có? Chúng tôi nhìn người thế gian, một số người có tướng mạo đẹp, rất đẹp. Tuy nhiên, nếu quý vị nhìn kỹ thì họ có sắc đẹp nhưng họ không có đức hạnh, không có sự đoan chánh. Sự xuất hiện tốt đẹp của Đức Phật được hoàn thành với bốn từ – Đoan chánh, Đức hạnh, Sắc tướng và Trí tuệ.

 

Nhân quả về từ bi và sắc đẹp

00

Một số người thế gian nhìn thì đẹp, nhưng đẹp mà không có sự đoan chánh, không có đức hạnh và cũng chẳng có trí tuệ. Cho nên những người đó… Cổ nhân có câu: Mỹ nhân từ xưa đến nay đều gặp họa… có kết cục bi thảm (hồng nhan bạc mệnh). Còn nếu chỉ có một trong bốn, thiếu ba, thì họ làm thế nào để có được vẻ đẹp đó?

Có một lý do, là do lòng nhân từ, do có trái tim nhân hậu. Họ đã làm một số công việc từ thiện, đã giúp đỡ một số chúng sinh đau khổ nhưng họ đã không làm đúng, họ đã không làm với sự thành tâm.

Tại sao họ làm vậy? Vì tiếng tăm, vì sự khen thưởng, không đoan chánh. Sau khi làm được những việc từ thiện này, họ được nhiều người trong xã hội tâng bốc, khen ngợi. Họ sẽ không làm nếu không có ai ca ngợi họ. Vì vậy họ không thành tâm, không trong sạch và cũng chẳng bình đẳng nên nghiệp họ nhận được chỉ là sắc đẹp mà không có trí tuệ thực sự, không được lợi lạc thực sự. Dù cho họ có hưởng được sự lợi lạc do làm thiện thì nó cũng sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Quý vị có thể tìm thấy nhiều ví dụ như vậy ở các ngôi sao điện ảnh. Đây là tất cả những sự thật hiển nhiên ngay trước mặt chúng ta.

Chúng ta học những đạo lý, kiến thức này từ Phật pháp. Chúng ta nên thực hiện giáo pháp trong cuộc sống hàng ngày. Những con người, công việc và đối tượng mà chúng ta đối mặt hàng ngày, đều là những ví dụ của giáo pháp. Những ai để tâm đến, thì có thể đạt được đại trí tuệ hoặc tâm thanh tịnh trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thực hành ở đâu trong cuộc sống hàng ngày? Thực hành khi đối diện với mọi người, khi giải quyết công việc.

Vấn đề chính là quý vị có chú ý không chỉ vào việc hình tướng thay đổi tùy theo tâm của mình mà còn phải chú ý đến cả tình trạng sức khỏe (cũng thay đổi theo tâm của mình). Nếu tình trạng sức khỏe không thay đổi theo cái tâm, thì làm thế nào mà ông Liao-Fan (Liễu Phàm) có thể có được cái nghiệp kéo dài tuổi thọ? Tuổi thọ của ông kéo dài từ 53 tuổi đến 74 tuổi. Làm thế nào mà ông ta đã thay đổi được tuổi thọ? Bằng cái tâm của mình. Tôi cũng là một ví dụ hiện tiền.

Tuổi thọ của tôi cũng đã được thay đổi trong kiếp này. Nếu tôi không gặp được Phật giáo mà sống một cuộc đời thuận theo số mệnh của mình thì tôi đã không còn ở trên đời. Nhiều thầy bói đã nói tôi không thể sống quá 45 tuổi.

HT. Tịnh Không