Quần thể hang động Ajanta – Kì vĩ những ngôi chùa tạc trên vách núi

Sống sót qua thời kì chiến tranh vào thế kỷ VIII, dần bị quên lãng đến khi được tình cờ phát hiện trong chuyến săn cọp của một sĩ quan người Anh (1819), và thực sự hồi sinh vào năm 1983 khi UNESCO công nhận quần thể hang động Ajanta là Di sản văn hóa thế giới.

 

Bằng cách nào mà người xưa đã đục đẽo sâu vào vách núi hệ thống các đền, chùa, tăng viện với hàng ngàn pho tượng vô cùng độc đáo, cùng những bức phù điêu chạm khắc tinh xảo, là một câu hỏi mà nhiều du khách đều thắc mắc.
Ajanta Caves gồm hệ thống các hang đá khoét sâu vào triền núi.

Ajanta Caves gồm hệ thống các hang đá khoét sâu vào triền núi.

Ngoài ra, nơi này còn lưu lại hàng trăm bức bích họa, tranh vẽ trên trần hoành tráng; mô tả các điển tích Phật giáo, cuộc sống thường nhật của người dân Ấn Độ thuở đương thời.

Dọc đường lên khu di tích, bắt gặp những người dân Ấn Độ ngồi nghỉ ven đường.

Dọc đường lên khu di tích, bắt gặp những người dân Ấn Độ ngồi nghỉ ven đường.

Sắc màu Ấn Độ rực rỡ nổi bật trên nền vách đá đen thẩm, rêu phong.

Sắc màu Ấn Độ rực rỡ nổi bật trên nền vách đá đen thẩm, rêu phong.

Chặng đường từ trung tâm Aurangabad, bang Maharashtra đến Di tích Ajanta Caves mất hơn 2 giờ cho quảng đường chỉ khoảng 100km. Cung đường băng qua những làng mạc, thị trấn trông còn khá hoang sơ và tĩnh lặng.

Phần 1 – Chuyến vi hành về miền đá kì vĩ

Thời điểm thuận tiện nhất là từ tháng 10 đến tháng 2; lúc này tiết trời mát mẻ, thích hợp cho những chuyến tham quan ngoài trời. Lưu ý, Ajanta Caves mở cửa từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ Ba đến Chủ Nhật (thứ Hai đóng cửa).

Mùa khô, dòng sông chỉ là những con suối róc rách, quanh co luồn qua những kẽ đá, khởi nguồn từ chân ngọn thác chỉ cách vài trăm mét.

Mùa khô, dòng sông chỉ là những con suối róc rách, quanh co luồn qua những kẽ đá, khởi nguồn từ chân ngọn thác chỉ cách vài trăm mét.

Đã một thời gian dài, Ajanta Caves tưởng chừng bị rơi vào quên lãng.

Đã một thời gian dài, Ajanta Caves tưởng chừng bị rơi vào quên lãng.

Ngày nay, nơi này đã xây dựng hệ thống đường đi, bậc cấp phục vụ du khách tham quan thuận tiện.

Ngày nay, nơi này đã xây dựng hệ thống đường đi, bậc cấp phục vụ du khách tham quan thuận tiện.

Có hai lối vào, một là theo hành lang chính dẫn lên các hang đầu tiên; hai là con đường vòng phía sau, băng qua cây cầu bắc qua dòng Waghora. Việc bố trí như vậy khá thuận tiện cho việc di chuyển nhằm giảm bớt ùn tắc vào những dịp khách đông.

Đoàn chúng tôi chọn con đường vòng phía sau, thông thoáng hơn. Mùa này dòng sông chỉ là những con suối quanh co luồn qua những kẽ đá, róc rách reo vui.

Những vị chủ nhà cũng đáng yêu và dễ gần, ngồi dọc 2 bên đường hân hoan đón khách.

Những vị chủ nhà cũng đáng yêu và dễ gần, ngồi dọc 2 bên đường hân hoan đón khách.

Băng qua cây cầu sắt, một thế giới kì vĩ của vách núi dựng đứng, sừng sững với những công trình điêu khắc đá tinh xảo đến choáng ngợp, được tạo tác bởi bàn tay con người.

Cuốn theo đoàn hành hương trong chuyến hành trình về miền đất Phật, tôi dần bị trôi chậm lại, chìm đắm vào một thế giới cổ xưa qua câu chuyện của những khối đá kì vĩ.

Tuyệt tác công trình Phật giáo xây bên vách núi với hệ thống chùa hang động được người xưa kì công xây dựng.

Tuyệt tác công trình Phật giáo xây bên vách núi với hệ thống chùa hang động được người xưa kì công xây dựng.

Những gian chùa hang động được xây dựng tiếp nối nhau, không gian nào giống gian nào.

Những gian chùa hang động được xây dựng tiếp nối nhau, không gian nào giống gian nào.

Thánh tích khu chùa núi ở Ajanta là tổ hợp những hang động được khoét sâu vào triền núi hình móng ngựa, nằm trên lưu vực sông Waghora – bang Maharashtra thuộc miền Đông Bắc Ấn Độ, gồm 30 gian chùa hang được tạo tác công phu hàng thế kỷ.

Mặt tiền được trang trí bởi các bức phù điêu, tượng Phật chạm khắc công phu.

Mặt tiền được trang trí bởi các bức phù điêu, tượng Phật chạm khắc công phu.

Điểm đặc biệt của quần thể hang động ở đây chính là số lượng khổng lồ các bức tượng, công trình điêu khắc mô tả sinh động các điển tích Phật giáo. Đây được coi là các tác phẩm hội họa, điêu khắc đẹp nhất của văn hóa, nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ.

Theo các chuyên gia, nhờ sự hậu thuẫn của triều đình cùng giới quý tộc và thương nhân lúc bấy giờ nên nền văn hóa - nghệ thuật thời kì này đạt đến trình độ phát triển rực rỡ nhất.

Theo các chuyên gia, nhờ sự hậu thuẫn của triều đình cùng giới quý tộc và thương nhân lúc bấy giờ nên nền văn hóa – nghệ thuật thời kì này đạt đến trình độ phát triển rực rỡ nhất.

Các bức bích họa trong gian chùa hang dù đã trải qua hàng trăm năm, màu sắc đã tàn phai nhưng vẫn giữ nét sống động đáng kinh ngạc.

Các bức bích họa trong gian chùa hang dù đã trải qua hàng trăm năm, màu sắc đã tàn phai nhưng vẫn giữ nét sống động đáng kinh ngạc.

Bên trong gian chùa hang trang trí những pho tượng chạm khắc tinh xảo và sống động mô tả cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.

Bên trong gian chùa hang trang trí những pho tượng chạm khắc tinh xảo và sống động mô tả cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.

Hẹn bạn đọc phần II trong chuyến Hành trình về miền đất Phật, tiếp tục vào bên trong tham quan nội thất các gian chùa hang Ajanta Caves, chiêm ngưỡng các pho tượng cổ cùng các bức bích họa và tranh trần tuyệt mỹ

Hữu Long