Quá trình kết tập kinh Phật của ngài A Nan và 500 vị A La Hán
Chúng ta biết được tất cả Kinh điển đều là do A Nan giảng lại. Khi giảng lại, phía dưới có đồng tu ghi lại cho Ngài, như vậy mới biên thành Kinh sách.
Trong Kinh điển ghi chép, hôm Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện thành đạo, ở dưới cội Bồ Đề đêm nhìn sao sáng, đại triệt đại ngộ cũng chính là lúc A Nan sanh ra đời.
Tin tức này thông báo đến Vua Tịnh Phạn, Vua Tịnh Phạn nghe nói em trai ông sanh được một người con trai, lại nghe nói hôm nay Thái tử thành Phật, song hỉ lâm môn, liền đặt tên cho con trai của người em là A Nan. A Nan dịch thành ý Trung văn chính là khánh hỉ, song hỉ lâm môn. Tên của A Nan là do Vua Tịnh Phạn đặt cho.
A Nan 20 tuổi xuất gia, như vậy là Thích Ca Mâu Ni Phật giảng Kinh nói pháp 20 năm trước ông chưa nghe được. Sau khi xuất gia làm thị giả của Phật, Phật nói pháp 49 năm thì 29 năm sau tôn giả A Nan không bỏ sót một hội nào, nhất là Ngài đa văn đệ nhất, sức ghi nhớ rất là tốt, nghe qua một lần thì vĩnh viễn không thể quên đi.
Khi A Nan xuất gia, yêu cầu Thế Tôn một điều kiện là yêu cầu Thế Tôn tìm thời gian rảnh trùng tuyên lại một lần cho ông nghe những Kinh pháp mà Thế Tôn giảng nói 20 năm trước, vì 20 năm đó ông không có nghe được. Thế Tôn đồng ý với ông, cho nên những Kinh giảng vào ngày trước giảng lại một lần cho A Nan nghe.
Do đó, pháp mà Thế Tôn đã nói trong 49 năm, có thể nói mỗi hội A Nan đều nghe được, không sót một hội. Cho nên sau khi Thế Tôn diệt độ, A Nan trở thành nhân vật quan trọng để kết tập Kinh điển.
Chúng ta biết được tất cả Kinh điển đều là do A Nan giảng lại. Khi giảng lại, phía dưới có đồng tu ghi lại cho Ngài, như vậy mới biên thành Kinh sách. Thế Tôn năm xưa giảng Kinh nói pháp tuyệt nhiên không có ghi chép.
A Nan giảng lại có sai hay không? Điểm này chúng ta không cần hoài nghi, Thế Tôn sớm đã biết rõ, cho nên A Nan giảng trùng tuyên lại có 500 A La Hán làm tác chứng cho Ngài. Bên dưới có 500 A La Hán nghe A Nan giảng lại, cần phải có sự đồng ý của 500 A La Hán là A Nan giảng lại không hề sai, Thế Tôn có nói như vậy thì mới có thể ghi chép lại. Có một người đưa ra ý kiến thì câu này không thể ghi lại.
Cho nên kết tập Kinh Tạng không phải số ít phục tùng số nhiều, mà nếu có một người nêu ra ý khác thì không được, thì không thể ghi chép lại, nhất định phải 500 vị mỗi mỗi đều gật đầu đồng ý, đều khẳng định là Thế Tôn nói như vậy thì mới ghi chép lại.
Đó là chánh tín, để người sau khi mở Kinh điển ra đều có thể đoạn nghi sanh tín, quyết định không hoài nghi, A Nan trùng tuyên lại chính là Thế Tôn năm xưa đã nói không hề khác biệt. Cho nên ngày trước kết tập Kinh Tạng nghiêm túc như vậy, thận trọng như vậy.
Nguyên tắc và phương pháp thực giải kinh điển Phật giáo
A Nan, thực tế mà nói, cũng là Pháp Thân Đại Sĩ thừa nguyện tái lai thị hiện. Ngay trong những đệ tử của Phật, nhất là chúng ta xem thấy trong Kinh điển Đại Thừa, đều là Đại A La Hán, không phải Tiểu Thừa A La Hán.
Chữ “Đại” này chính là Đại Thừa. Đại Thừa A La Hán là địa vị gì vậy? A La Hán là tiếng phạn, dịch thành ý Trung văn là “vô học”. Vô học chính là tốt nghiệp rồi. Tiểu Thừa A La Hán là tốt nghiệp trong Tiểu Thừa giáo, cái họ đã học đều đã học xong, không còn thứ gì để học nữa thì mới gọi là quả A La Hán, chính là tốt nghiệp rồi.
Trong pháp Đại Thừa gọi là A La Hán cũng là tốt nghiệp rồi, đó là quả vị Bồ Tát Pháp Vân Địa, Bồ Tát Thập Địa, đó là tốt nghiệp rồi. Trên Kinh thường nói ba A Tăng Kỳ kiếp viên mãn thành Phật. Ba A Tăng Kỳ kiếp là nói Bồ Tát Thập Địa, Bồ Tát Pháp Vân Địa.
Nếu như là trên Kinh đã nói, những người này đều là A La Hán, hay nói cách khác, vị thứ thấp nhất của họ đều là Bồ Tát Đại Thừa Pháp Vân Địa. Đó là ở vết tích mà nói. Bổn lai diện mục của họ bộc lộ cho chúng ta, hiện tại là đang biểu diễn ở trên vũ đài, là họ biểu diễn một Tiểu Thừa sơ quả Tu Đà Hoàn.
Tôn giả A Nan vào lúc này là địa vị như vậy, còn trên thực tế đều là Pháp Thân Đại Sĩ. Cho nên chúng ta hiểu rõ đạo lý này, hiểu rõ những chân tướng sự thật, đối với kết tập Kinh điển sẽ không hoài nghi.
Thế nhưng những lời nói này đối với người hiện tại mà nói, họ khó mà tin tưởng, anh tin tưởng tôi không tin tưởng, người như vậy quá nhiều. Việc này chẳng trách. Chỗ này trên “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” đã nói, chúng sanh cõi Ta Bà, đặc biệt là chúng sanh Mạt Pháp “cứng đầu khó dạy”, làm gì họ có thể tin tưởng dễ dàng.
Người chân thật có thể tin tưởng được có hai loại người, chúng ta trong lúc giảng Kinh cũng thường nói qua. Một loại người là người căn tánh thông minh lanh lợi, bạn vừa nói thì họ liền thông hiểu, họ sẽ tin sâu không nghi. Ngoài ra, một loại người nữa là người trong đời quá khứ thiện căn phước đức sâu dày, bạn giảng cho họ nghe họ có thể tiếp nhận, khi vừa nhắc đến thì dẫn khởi thiện căn phước đức trong đời quá khứ của họ, họ tin tưởng, họ không hoài nghi.
Hai loại người này có thể được lợi ích, hai loại người này chính là trong Phật pháp gọi là chúng sanh căn tánh chín muồi, căn tánh của họ chín muồi, có thể được độ.
Đã không phải thượng căn lợi trí, lại không phải là thiện căn phước đức chín muồi, thì họ làm sao không hoài nghi? Cho nên, họ nhất định sẽ hoài nghi. Loại hoài nghi này không chỉ ở trong Phật pháp nói đến rất nhiều, nghi là chướng ngại lớn nhất của Bồ Tát, đó là đại phiền não.
Tham-sân-si-mạn, phía sau chính là nghi, không thể tin tưởng, không thể tiếp nhận. Đây là phiền não chướng. Cái nghi này là chướng ngại rất lớn. Cho dù có nghi, tri kiến của họ quyết không phải là chánh tri chánh kiến, tri kiến của họ là tri kiến sai lầm, chấp trước tri kiến sai lầm của chính mình, vậy thì liền biến thành thiên kiến.
Ở trong Phật pháp có thể quy nạp trong năm loại kiến hoặc. Năm loại kiến hoặc này mọi người đều biết. Loại thứ nhất là “thân kiến”, chấp trước cái thân này là ta. Loại thứ hai là “biên kiến”, biên kiến chính là thiên kiến. Loại thứ ba là “kiến thủ kiến”. Loại thứ tư là “giới thủ kiến”. Loại thứ năm là “tà kiến”. Phàm hễ không thuộc về tất cả kiến giải sai lầm của bốn loại trước thì đều gọi là “tà kiến”. Tà kiến là kiến giải sai lầm.
Chúng ta nghĩ lại xem, lời nói của Phật rất có đạo lý. Thế giới ngày nay tại vì sao loạn thành một mảng? Ngày trước nói thế giới đại loạn chúng ta rất khó thể hội. Hiện tại nói thế giới đại loạn thì ai mà không biết chứ? Người người đều có thể xem thấy, mỗi người đều đích thân cảm nhận được là loạn thế. Do đâu mà loạn vậy? Từ thiên kiến mà ra.
Phật dạy chúng ta phải đoạn trừ, Phật dạy chúng ta kiến giải phải viên mãn. Phật pháp nói viên, tín phải viên tín, giải phải viên giải, hành phải viên hành, chứng phải viên chứng, giác ngộ phải viên giác, tu hành phải viên tu, đều nói viên không nói thiên, vừa thiên thì hỏng.
Thế giới ngày nay, chúng ta từ ngay chỗ này liền rất rõ ràng thể hội được, người đời ngày nay cái chú trọng cũng là thiên kiến, thiên ở khoa học kỹ thuật, thiên ở tài phú, cho nên trong cả văn hóa, trong cả đời sống đều không quân bình. Nghiêng ở một bên thì tâm bệnh xảy ra.
Chúng ta quay đầu xem lại giáo huấn của Phật Bồ Tát, lại xem giáo huấn của cổ thánh tiên hiền, cùng với người hiện tại đã dạy đã học đích thực là không giống nhau. Nho Phật đều chú trọng đến toàn diện, chỉnh thể của vũ trụ nhân sanh, không phải nghiêng trọng ở một bộ phận nào, xem thường một bộ phận nào, mất đi sự cân bằng, cũng giống như địa cầu hiện tại đã mất đi sự cân bằng, trong đây có nguy cơ rồi, có tai nạn rồi. Những đạo lý này rất sâu, không dễ gì thể hội. Hiện tại chúng ta trước mắt đã nhận chịu rồi, khi mở Kinh Phật ra chúng ta bỗng nhiên hiểu được, bỗng nhiên tường tận.
Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 51.
HT. Tịnh Không