Quả báo (Phần 6)

Bài viết này chỉ mong giúp được phần nào cho đạo hữu độc giả sự lý giải lý nhân quả báo ứng, sự hành trì, thực nghiệm và chứng ngộ đều do ở tự lực của hành giả vì lý do nhân nào quả ấy, ai tu người ấy chứng.

 

Người thiện học tâm niệm tiến trình tu đạo gồm có năm giai đoạn: Khởi tín, Lý giải, Hành trì, Thực nghiệm và Chứng ngộ. Sự phân đoạn giản tiện hơn gồm có lý giải, hành trì và chứng ngộ. Những giai đoạn này có liên hệ mật thiết đến nhau:

Khởi tín do ở nghiệp căn cũng gọi là chủng tử của hành giả, tập khí hun đúc từ nhiều đời trước vẫn tàng trữ trong A-lại-da thức đến đời hiện tại mới có cơ duyên hiển lộ ra. Tín lực này để làm nẩy sanh nghi tình cần được giải để có chánh tín, tránh khỏi mê tín.

Lý giải nhằm mục tiêu sáng tỏ niềm tin, kiên định chánh tín.

Hành trì nhằm mục tiêu trở thành hành giả, chỉ lý giải không thôi thì có thể trở thành học giả giỏi về lý luận nhưng chưa đạt được đạo quả.

Thực nghiệm là kết quả của công phu hành trì.

Chứng ngộ là viên mãn đạo pháp.

Bài viết này chỉ mong giúp được phần nào cho đạo hữu độc giả sự lý giải lý nhân quả báo ứng. sự hành trì, thực nghiệm và chứng ngộ đều do ở tự lực của hành giả vì lý do nhân nào quả ấy, Ai tu người ấy chứng.

Quả báo (Phần 4)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Với đề tài quả báo có thể tóm lược như sau:

Đã khởi Tín tâm thì quyết giữ vững không để chao đảo, thối lui bất cứ vì nguyên do nào, chướng ngại nào ngăn cản.

Luân Hồi Quả Báo vừa là lời khuyến tu tha thiết làm điều lành, tránh điều. Vừa là chân đế, là Chân lý Tuyệt đối có hiệu năng chi phối bất biến: Đã làm Người là có luân hồi quả báo, không một ai có ngoại lệ tránh khỏi, dù là Người có tín tâm hay không có tín tâm ở Đạo pháp, Người lý giải thông suốt hay u mê về quả báo, Người có hay không có công phu hành trì Chánh pháp, Người là tín đồ tôn giáo khác không phải đạo Phật…

Sự lý giải tường tận sẽ giúp cho sự hành trì vững chắc, để vượt qua những nghi vấn chướng ngại: Nếu gặp trường hợp chỉ thấy Nhân mà không thấy Quả thì nhận thức rằng Đã gieo Nhân thì thế nào cũng có ngày hái quả, chưa thấy Quả ở đời hiện tại thời sẽ thấy ở đời sau kế tiếp gọi là sanh báo hoặc ở nhiều đời sau gọi là hậu báo; nếu gặp trường hợp gieo Nhân lành mà nhận Quả dữ hoặc gieo Nhân dữ mà nhận Quả lành thì nhận thức rằng đấy là có sự chuyển nghiệp. Người thông suốt sự chuyển hóa Nhân Quả biết tùy nghi sử dụng cho thích ứng: Trong trường hợp gieo Nhân lành mà nhận Quả dữ thì quán rằng Quả dữ đang nhận là do Nhân dữ đã gieo từ những đời trước, đến đời hiện tại mới hội đủ cơ duyên báo ứng kết thành Quả dữ, Nhân lành mới gieo ở đời hiện tại chưa đủ nghiệp lực để chuyển hóa tội căn từ dữ sang lành, do đó thái độ nên theo là tiếp tục gieo Nhân lành để giảm thiểu Quả dữ đang phải nhận ở đời hiện tại, nói dễ hiểu là cố trả món nợ đã chót vay từ những đời trước.

Trong trường hợp gieo nhân dữ mà nhận quả lành thì cũng quán rằng quả lành đang nhận là do Nhân lành đã gieo từ những đời trước, Nhân dữ chót gieo ở đời hiện tại chưa hội đủ cơ duyên báo ứng để kết thành Quả dữ ở đời hiện tại nhưng chắc chắn sẽ báo ứng trong tương lai ngay đời hiện tại hay ở những đời sau, nói dễ hiểu là món nợ đã chót vay thì thế nào cũng phải trả. Như vậy thái độ nên theo là: Lúc nào cũng lo làm ăn chăm chỉ dành dụm để cho vốn được gia tăng để phòng hờ lúc phải chỉ tiêu nhiều, cố tránh sự phải vay nợ. Nói cách khác là: Lúc nào cũng cố làm điều lành, tránh điều dữ. Đó là thuyết nhân quả ba đời nghĩa là bất cứ lúc nào trong hiện tại, quá khứ và tương lai, liên tục không bao giờ gián đoạn.

Phụ chú:

1. Một truyền thuyết trong giới nhà Thiền chứng minh lý nhân quả báo ứng:

Buổi giảng pháp đã xong, mọi người đã ra về, Tổ Bá Trượng thấy một ông già còn ở lại, biết đây không phải là trường hợp bình thường liền cất tiếng hỏi:

– Ông là ai ?

– Bạch Hòa Thượng, con không phải là người. Nguyên đời Đức Phật Ca Diếp con là Tăng. Có một đệ tử hỏi con Bậc đại tu hành có còn bị Nhân Quả chi phối hay không ? Con đáp không còn bị Nhân Quả chi phối, (chữ Hán Bất lạc Nhân Quả). Thế là từ đó con bị đọa làm thân chồn đến nay đã năm trăm đời. Không biết chỗ sai ở đâu, con xin Hòa Thượng giải đáp cho đúng để con được thoát thân chồn.

– Bây giờ ông hỏi lại ta.

– Bạch Hòa Thượng, bậc đại tu hành có còn bị Nhân Quả chi phối hay không ?

– Không còn mơ hồ về Nhân Quả (chữ Hán Bất muội Nhân Quả).

Ngay khi nghe câu nói ông già bèn đại ngộ, thưa:

– Thế là từ nay con thoát được thân chồn, dám xin Hòa Thượng theo nghi thức Tăng chết mà tống táng cho con.

Nói xong ông già liền biến mất. Tổ Bá Trượng tuyên bố sau giờ thọ trai sẽ đưa đám một vị tăng. Tăng chúng đều ngạc nhiên vì không thấy có ai chết. Sau giờ thọ trai, Tổ dẫn chúng tăng vòng sau núi đến một cái hang thấy xác một con chồn liền đem về làm lễ trà tỳ.

Nhận xét: Phủ nhận lý nhân quả là phủ nhận giáo lý nhà Phật nên bị quả báo rất nặng năm trăm đời làm thân chồn. Nhờ phước làm tăng nên tội căn đã giảm thiểu dần. Đến lúc hội được phước duyên nghe Tổ Bá Trượng hạ một chuyển ngữ phá tan được cái thiên chấp từ năm trăm năm đời trước. Khi ông già đại ngộ là lúc đã tiêu trừ được tội căn, chấm dứt nghiệp báo làm thân chồn. Đây là trường hợp chuyển nghiệp điển hình: Tâm thức của vị tăng thọ báo vốn sẵn có Bản thể thanh tịnh như tấm gương trong sáng không một vết nhơ. Phủ nhận lý nhân quả là một thiên chấp coi như một vết nhơ đã làm hoen ố mặt gương. Đến khi đại ngộ giải tỏa được thiên chấp Bản thể thanh tịnh sẵn có trở lại trong sáng như trước giống như tấm gương đã được lau sạch vết nhơ.

2. Một dẫn chứng lý nhân quả báo ứng trong Kinh Hiền Ngu và luật Sa Di của Phật giáo Bắc Tông:

Một chú Sa Di vô tình đã chê tiếng tụng kinh của một vị A-la-hán nghe giống như tiếng chó sủa. Nhờ biết sám hối chủ Sa Di này thoát được quả báo địa ngục nhưng vẫn phải thọ nghiệp làm thân chó năm trăn đời.

Nhận xét: Phỉ báng tiếng tụng kinh của một vị A-la-hán, dù là vô tình, là một trọng tội coi như phỉ báng Phật bảo phải đọa xuống địa ngục. Trường hợp chú Sa Di ở đây nhờ biết sám hối và công đức làm Sa Di nên chỉ đọa làm súc sinh năm trăm đời mang thân chó.

Bảo Thông