Phỏng vấn Pháp sư Tịnh Không về việc yêu quý sinh mạng và quả báo của nghiệp phá thai
Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi nhà báo Đinh Gia Lệ (B) và Lão Pháp sư Tịnh Không (A) Nội dung cuộc phỏng vấn rất đáng đọc và suy ngẫm, xin giới thiệu cùng Phật tử.
Chân dung Pháp sư Tịnh Không.
Phỏng vấn Pháp sư Tịnh Không để hiểu căn nguyên của tai nạn và bệnh tật của nhân loại
Nếu như đứa trẻ này đến để báo ân mà bạn lại giết nó thì ân biến thành thù. Còn nếu nó đến để báo thù thì khi bạn giết nó, oán thù sẽ chồng chất. Như vậy thì làm sao được! Cái thứ oán hận này phiền phức lắm, đời đời, kiếp kiếp không khi nào dứt; cứ báo thù nhau mãi, phiền phức lắm đó. Nếu như nó đến để đòi nợ, bạn chưa trả mà đã vội giết nó thì lại thêm nợ, thêm thù. Còn nếu nó đến để trả nợ thì điều đó vốn là tốt, nhưng chưa trả mà bạn đã vội giết nó thì sẽ trở thành oan gia đối đầu, nghiêm trọng rồi.
Thân người rất là khó được. Do nhân duyên gì mà mất thân người này lại được thân người khác? Nhà Phật nói trong thế gian có mười pháp giới. Mười pháp giới có nhân và có quả. Có quả thì phải có nhân, nhân thế nào thì quả thế đấy. Hãy suy nghĩ kỹ, hiểu được điều này thì quý vị mới biết thân người khó được. Mười pháp giới đứng đầu là Phật. Cái nhân của Phật là gì? Tâm bình đẳng là Phật. Khi tâm chúng ta được bình đẳng rồi thì sẽ sinh sang Phật đạo. Tâm Lục độ là Bồ-tát. Tâm Tứ đế là A-la-hán. Thượng phẩm Thập thiện là thiên đạo. Trung phẩm Thập thiện là nhân đạo.
B: Thân người khó được như vậy ạ! Nhưng đại đa số người ta cho rằng phá thai trong thời kỳ đầu chỉ là bỏ đi mô của phôi thai mà thôi. Nó chỉ là một cục thịt nhỏ thôi mà. Vậy thưa sư phụ, mạng sống con người được bắt đầu từ khi nào?
A: Bắt đầu từ lúc nhập thai. Lúc con người ta thọ tinh cha thì lúc đó thần thức nhập thai rồi.
A: Phải chịu nhân quả như nhau. Những anh linh nhỏ bé đó sẽ không buông tha anh ta. Lúc anh ta còn vận khí, còn vận may, những anh linh nhỏ bé này sẽ không dám đi tìm anh ta. Đến khi anh ta hết vận may rồi, lúc mà xui rủi đến thì chúng sẽ xuất hiện, chúng sẽ đợi cơ hội.
B: Chúng sẽ báo thù cả cha của mình chứ đâu phải chỉ riêng người mẹ, đúng không thưa thầy?
A: Đúng vậy, báo thù hết.
B: Vấn đề con đưa ra tiếp theo là hiện nay việc quảng cáo phá thai bằng thuốc. Những quảng cáo phá thai “nhẹ nhàng như ăn kem lạnh” vì “không cần phẫu thuật hoặc gây mê” như vậy có rất nhiều. Con đã có lần mang thai. Ban đầu, con không muốn phá thai vì sợ quá đau đớn, nhưng sau khi đọc những quảng cáo này thì con chọn cách phá thai bằng thuốc. Lúc đó con uống thuốc sớm trước một ngày, ngày hôm sau con đến bệnh viện để chờ đợi cái “cục thịt” đó trong cơ thể bài xuất ra ngoài. Nhưng sau đó con cảm thấy rất đau; đau đến nỗi con cảm thấy thật sự là không chịu được; đau đến mức lăn từ trên giường xuống đất rồi từ dưới đất đau bò ngược lên giường… Lúc đó, con suy nghĩ rằng quả thật là gạt người, quảng cáo thì nói là phá thai bằng thuốc không có đau gì cả nhưng mà thực tế thì đau chết đi được. Sau khi “cục thịt” trong người con xuất ra thì bác sĩ nói con phải làm phẫu thuật vì tuy thai nhi được xổ ra nhưng không có ra hết, có rất nhiều thứ còn sót lại trong tử cung.
Những quảng cáo này đã khiến rất nhiều cô gái trẻ như con trước đây có lựa chọn sai lầm. Con muốn hỏi sư phụ là những người làm ra quảng cáo này, họ có phải chịu nhân quả hay không?
A: Chịu chứ! Thông thường, những việc liên quan đến tham, sân, si, đều có tội rất nặng, huống chi phá thai là giết người; không phải là giết người bình thường mà là giết con mình. Nhất định không được làm chuyện này.
B: Quả báo chắc nặng lắm phải không ạ?
A: Đúng vậy! Quả báo là địa ngục! Nếu nghĩ đến cái khổ của địa ngục thì cô sẽ không dám làm.
B: Có rất nhiều người, ngay cả bà con thân thích, bạn bè, trăm phương ngàn kế khuyên những người xung quanh mình đi phá thai… Con xin hỏi sư phụ, như vậy là họ đang giúp người hay là đang giúp giết người vậy?
A: Giúp giết người.
B: Họ sẽ phải gánh chịu quả báo?
A: Chắc chắn là có quả báo. Nếu như họ làm việc này nhiều lần thì khẳng định là họ sẽ bị đọa địa ngục. Thêm nữa, những oán thân, trái chủ thai nhi bị bỏ này cũng sẽ tìm đến họ. Việc này bây giờ rất nhiều, tôi thấy trong và ngoài nước chỗ nào cũng có.
B: Nhưng mà rất nhiều người không tin là có địa ngục!
A: Việc nhiều người không tin cũng là thường thôi. Khoảng 200 năm trở lại đây, người ta chú trọng về khoa học; mà việc đầu tiên của khoa học là dạy mình nghi ngờ. Còn theo truyền thống thì trước tiên là dạy cô có lòng tin bền vững. Cô thấy trong Phật pháp, việc đầu tiên đó chính là tin mình, kế đến mới tin Phật, Bồ-tát, tin nhân, tin quả, tin sự, tin lý. Cô không có lòng tin vào chính mình thì làm sao có được sự thành công?
Trong Phật giáo, câu đầu tiên dạy chúng ta là: “Tất cả chúng sanh vốn là Phật”. Đây ý nói rằng cô vốn là Phật. Cô tin điều này thì cô mới có thể thành Phật. Nếu cô không tin rằng mình xưa nay là Phật thì dù cô có tu thế nào đi nữa cũng không thành Phật. Người ban sơ tính vốn thiện. Nếu cô tin mình vốn thiện thì đó chính là Thánh nhân, Hiền nhân… Vậy bất thiện là gì? Bất thiện là tập tánh, là thứ nhiễm ô, tập nhiễm từ bên ngoài. Nó không phải là bổn tánh; bổn tánh thì là thiện. Cho nên nếu cô thờ ơ quên mất bổn tánh thì cô sẽ nhiễm thành thói quen không tốt, thành nhiễm ô. Mà đã nhiễm ô thì là bất thiện rồi. Tham, sân, si là nhiễm ô. Trong tự tánh không có tham, sân, si.
B: Thưa sư phụ, trách nhiệm của người nữ quả thật nặng nề, còn lớn hơn cả người nam nữa.
A: Lớn hơn nhiều! Cô thấy đó, bây giờ người ta gọi vợ mình là “thái thái”- hai chữ này từ đâu mà có? Vào triều nhà Chu, có bà Thái Khương là bà nội của Văn Vương; bà Thái Nhâm là mẹ của Văn Vương; còn vợ của ông là Thái Tự. Ba người này đều dùng một chữ Thái. Con, cháu, chồng của họ: Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công đều là Thánh nhân. Cho nên bây giờ gọi “thái thái” chính là mong muốn con, cháu mình được dạy dỗ nên người, giống như Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công vậy.
Ông ngoại của Khổng Tử, thấy năm đời nhà họ Khổng đều hành thiện tích đức, biết nhà này nhất định sẽ sinh ra Thánh nhân, cho nên ông gả con gái cho gia đình đó. “Nhà nào tích thiện vui vẻ có dư, nhà nào tích ác họa ương không thiếu”- người Trung Quốc xưa rất tin điều này. Năm đời tích đức, chắc chắn sinh ra nhân tài.
B: Mùa đông năm ngoái, con có đến một ngôi chùa ở thị trấn Mẫu Đơn Giang. Tại đó, con có gặp một vị Pháp sư. Ông chỉ ngay con và nói: “Nghiệp sát của cô rất nặng”. Con nói lại: “Con đâu có sát sinh, con ăn chay trường đã được mười mấy năm rồi, con chưa từng sát sinh, chưa từng giết một con gà, con vịt, con cá”.
Vị pháp sư bảo là con đã giết người. Khi ấy con rất kinh ngạc. Thấy con như vậy, thầy ấy hỏi là có phải con đã phá thai không? Con hỏi tại sao thầy biết? Thầy mới nói là thấy rõ có 4 vong linh thai nhi đang đứng phía sau con. Con thật sự là giật cả mình luôn. Quả thật là con đã phá thai 4 lần rồi.
Trước đây, con đã từng đứng trước mặt mọi người mà sám hối chuyện phá thai. Con còn đến chùa lập bài vị cúng cho chúng nữa. Lúc con lập bài vị, con có nói: “Con ở lại đây tu hành nghe, đừng có đi theo mẹ nghe, con đừng làm phiền mẹ nữa nghe, sau này đừng có theo mẹ nữa”.
Lời sám hối của diễn viên Đinh Gia Lệ về việc phá thai
Con nghĩ rằng mình đã thành tâm, thành ý; mình đã sám hối rồi thì tội cũng tiêu rồi, chắc các vong nhi này cũng sẽ không theo mình nữa. Vì vậy, con thực sự không hiểu nổi tại sao vị pháp sư vẫn còn thấy vong nhi đi theo con?
A: Vì cô sám hối chưa đủ sức.
B: Là do con không thật tâm?
A: Đúng vậy.
B: Suy nghĩ của con lúc lập bài vị cho các cháu cũng là sai ạ? Nghĩa là con cảm thấy là cháu đừng làm phiền con, đừng theo con nữa, hãy ở đây tu hành thôi không lẽ như vậy là sai sao?
A: Suy nghĩ như vậy nên mới không tiêu nghiệp. Cô phải thực sự cầu siêu cho nó.
B: Phải thực sự thành tâm, sám hối ạ? Nếu không thành thật thì vong nhi sẽ nhận ra ạ?
A: Đương nhiên là nhận ra rồi. Cho dù là cố tình hay vô tình, khi cô tác ý, làn sóng này cũng như sóng điện từ, nó phát tán ra. Vậy chúng phát đi đâu? Phát đi khắp cả vũ trụ cũng giống như làn sóng vô tuyến vậy. Người có công phu thật sự thảy đều nhận được. Cả vũ trụ này là một màng lưới điện, nhìn không thấy, sờ không đụng nhưng vong nhi thực sự nhận được.
Cơ thể của quý vị là dụng cụ phát xạ, và cũng là “máy thu”. Quý vị có thể tiếp nhận được tất cả thông tin trong vũ trụ này nhưng hiện tại quý vị bị chướng ngại. Làn sóng điện đã truyền đến rồi, nhưng cái “máy thu” bị hư, không có tác dụng. Nếu cái máy này mà linh hoạt thì thông tin nào quý vị cũng biết hết. Vị pháp sư đó cao minh hơn cô, nên ông ấy nhìn thấy thông tin của cô.
B: Vậy thì tại sao con không thấy?
A: Vì tâm cô không thanh tịnh.
B: Tại sao tâm con lại không thanh tịnh ạ?
A: Vì tâm cô còn có tư lợi; có danh văn, lợi dưỡng; có tham, sân, si, mạn; có oán giận, não phiền… Những thứ này không thanh tịnh! Nếu cô không có những thứ này thì tâm cô thanh tịnh, cái gì cô cũng biết cả- có thể thấy hết, có thể biết hết.
Tâm thanh tịnh thì có thể thấy; tâm bình đẳng thì có thể thấy. Tâm thanh tịnh là A-la-hán; tâm bình đẳng là Bồ-tát. Chữ “giác” trong Kinh Vô Lượng Thọ là chỉ cho tâm Phật. Đại triệt, đại ngộ, minh tâm, kiến tánh thì đó là Phật. Đây là bản năng.
B: Là bản năng ạ? Tại sao con không có vậy?
A: Thì tôi vừa mới nói đó. Vì cô còn phiền não, còn vô minh. Theo Kinh Hoa Nghiêm thì cô còn vọng tưởng, còn có phân biệt, còn có chấp trước. Vì vậy cô trở thành phàm phu, trở thành cái gì đi nữa cũng không biết.
B: Vậy bản năng của con đã mất rồi sao, thưa sư phụ?
A: Không mất! Vĩnh viễn không mất đi.
B: Vậy thì nó ở đâu? Tại sao không khởi tác dụng?
A: Nó ở đây, nhưng nó bị chướng ngại. Nếu cô bỏ đi những chướng ngại đó thì bản năng sẽ khởi tác dụng ngay.
B: Như vậy phải buông bỏ tham, sân, si, mạn của ngũ dục, lục trần ạ?
A: Đúng vậy! Hễ cô chịu buông bỏ là được.
B: Vậy làm sao mới buông bỏ được ạ?
A: Vấn đề là ở nơi bản thân cô. Đức Phật dạy chúng ta một phương pháp: Niệm Phật thì sẽ bỏ được thôi. Trong tâm chỉ có A-di-đà Phật, ngoài A-di-đà Phật ra, trong đầu không còn một ý nghĩ nào khác.
B: Con cứ niệm A-di-đà Phật, A-di-đà Phật…?
A: Đúng vậy! Phương pháp này rất là hữu hiệu. Chỉ trong một năm, hai năm thì cảnh giới của cô sẽ đổi khác. Nhưng phải thật sự niệm. Cô nên biết thế giới này chỉ là một giấc mộng giả tạo không phải thật.
Lại nữa, nếu cô thực sự niệm Phật sẽ khiến cho các vong nhi này kính phục cô. Vì tương lai cô sẽ sang thế giới Cực Lạc thành Phật thì đương nhiên chúng cũng theo rồi. Chúng có duyên với cô mà. Như vậy cô mới thực sự có thể đưa chúng sang thế giới Cực Lạc. Chúng sẽ cảm ơn cô, sẽ không gây phiền phức cho cô đâu.
B: Rất nhiều người đã trót phá thai như con đây nói rằng họ rất hối hận; trong tâm cũng muốn hòa giải với những đứa con bị bỏ đi ấy, nhưng không biết phải làm thế nào mới có thể bù đắp lỗi lầm?
A: Niệm Phật, hồi hướng rất có hiệu quả.
Nhưng trước hết cô dành thời gian nghe Kinh Vô Lượng Thọ. Khi đã nghe hiểu Kinh Vô Lượng Thọ rồi thì về lý cô sẽ không có nghi ngờ gì cả tức thời cô sẽ thấy hiệu quả. Cô sẽ biết được thế giới Cực lạc là như thế nào, biết được hạnh nguyện của A-di-đà Phật như thế nào. Phải nhận biết và hiểu rõ bộ Kinh này thì việc niệm mới có hiệu quả, mới khế hợp. Chư Tổ sư thường dạy “Một niệm tương ưng, một niệm Phật. Mỗi niệm tương ưng, mỗi niệm Phật”– giống như là nói một niệm của quý vị đây Phật sẽ nghe thấy và lập tức có cảm ứng.
B: Ai có cảm ứng, ai nghe được ạ?
A: Tự quý vị có cảm ứng chứ. Phật thì nghe thấy tiếng quý vị niệm. Đức Phật A-di-đà nghe được. Cô niệm Phật, Phật cũng niệm cô.
B: Như ngày hôm nay con nghĩ đến gia đình thân quyến của con, gia đình thân quyến cũng nghĩ đến con à?
A: Phải rồi, là như vậy đó.
B: Đây có phải là thông tin không, thưa sư phụ?
A: Phải! Đây là thông tin. Hiện tại, quý vị phiền não nên không thể tiếp nhận thông tin của Phật. Nhưng thông tin của Phật – xin khẳng định là đã đến nơi đây.
B: Có điều chúng ta không tiếp nhận được phải không?
A: Đúng vậy. Bộ “máy tiếp nhận” bị hư rồi (cười).
B: Vậy chúng ta phải sửa “máy móc” lại thôi.
A: Phải sửa! Sửa xong thì sẽ tiếp nhận được ngay.
B: Sửa bằng cách vứt bỏ hết những thứ tham, sân, si, mạn…?
A: Phải vứt bỏ hết, không giữ lại thứ gì.
B: Thưa sư phụ, con người phần đông rất sĩ diện, nhất là khi làm những việc không tốt thì không muốn cho người khác biết, cứ muốn giấu nó ở trong lòng, đừng nói chi là phải phơi bày ra. Vậy phải làm thế nào để khắc phục cái thứ sĩ diện này?
A: Giấu ở trong lòng là có tội. Giấu càng lâu thì tội càng dày. Vì chính bản thân bị lương tâm quở trách. Mỗi khi nghĩ đến chuyện này mà cảm thấy khó chịu, nghĩa là còn có lương tâm. Còn nếu nghĩ đến mà không cảm thấy khó chịu thì coi như mất lương tâm rồi. Khi đã bị đọa lạc rồi thì quả báo sẽ khổ hơn. Còn lương tâm là còn cứu được.
Phơi bày, sám hối là tốt. Bởi để cho người ta biết sự thật những chuyện mình đã làm để không làm theo. Một người được tỉnh ngộ thì cô cứu được một người. Hai người tỉnh ngộ thì cô cứu được hai người. Cô giết mấy người nhưng cô cứu được mấy người? Công đức của cô phát lộ chính là ở chỗ này đây.
B: Ví như con đã đã giết đi bốn đứa con của mình, gây tội nghiệp nặng như vậy; nhưng từ nay về sau, con sẽ nói với tất cả mọi người rằng đừng bao giờ phá thai nữa.
A: Đúng rồi. Cô hãy nói hết những đau khổ của cô ra để mọi người biết, để mọi người không dám làm như vậy nữa. Công đức này rất lớn, thực sự là hiếm có.
Cũng như chuyện quan hệ trai gái nếu cô nghĩ đến chuyện sau này phải phá thai, phải giết người thì cô sẽ sợ hãi, sẽ không dám. Mọi người không hiểu rõ sự thật, nhất thời bị kích động nên phạm tội lỗi lớn như vậy, gây ác nghiệp lớn như vậy. Nếu thật sự hiểu rõ vấn đề thì sẽ không dám làm, nhất định là không dám.
Phỏng vấn Pháp sư Tịnh Không về phương pháp phòng tránh tai họa khi chặt cây và động thổ
Trích: Yêu quý sinh mạng xin đừng phá thai giết con.