Phật ở trong sự thực hành giáo pháp

Một niềm tin tôn giáo, ở đây là Phật giáo, dù có nhiều cách tiếp cận và biện giải khác nhau, song vẫn khác với niềm tin khoa học duy vật hay một niềm tin thông thường trong đời sống xã hội.

Để xác tín về một mẫu vật chất, khoa học dễ dàng kiểm tra các thông tin, thông số liên quan sau khi phân tích và khảo nghiệm. Niềm tin Phật giáo vốn không phải vậy, nếu theo “đà” khoa học, cố vật chất hóa tôn giáo, cụ thể hóa tâm linh, xăm xăm tìm cho thấy Phật, kiểm tra các thông số để xác tín thì thực sự hàm hồ và tức cười.

Đức Phật sau khi giác ngộ đã kiến tạo một con đường để chứng đạt chân lý, đã thiết lập một tư tưởng, nhân sinh quan, thế giới quan hoàn toàn mới so với đương thời. Cách và cái mà Đức Phật đã tìm thấy và truyền trao khác với cách và cái mà các nhà nghiên cứu khoa học đã làm và thành tựu.

Lão Tử có triết lý về chữ đạo: Đạo mà nói hay mô tả được thì không còn là đạo nữa. Đạo của Đức Phật khác với đạo của Lão Tử nhưng cách tiếp cận khái niệm về đạo của Lão Tử thật hay.

Giác ngộ sự thật về khổ

Một niềm tin tôn giáo, ở đây là Phật giáo, dù có nhiều cách tiếp cận và biện giải khác nhau, song vẫn khác với niềm tin khoa học duy vật hay một niềm tin thông thường trong đời sống xã hội.

Một niềm tin tôn giáo, ở đây là Phật giáo, dù có nhiều cách tiếp cận và biện giải khác nhau, song vẫn khác với niềm tin khoa học duy vật hay một niềm tin thông thường trong đời sống xã hội.

Phật pháp khó tìm, lời Phật không dễ nghe, sấn sổ tìm Phật và chân lý giải thoát thì không hề hứa hẹn kết quả khả quan nào. Hệ thống hàng vạn các cơ sở Phật giáo thờ Phật bằng các chất liệu và tư thế khác nhau, hàng triệu chư Tăng Ni và Phật tử, tất cả cũng chỉ là những phương tiện tiếp cận Phật giáo, một trong nhiều chiếc cầu đến với Đức Phật.

Nếu bạn không khổ công gột rửa trần tục, thanh lọc thân tâm, chuyển hóa nghiệp chướng, ngày đêm học tập và chia sẻ thông điệp của Đức Phật, thì dù bạn có đến vạn ngôi chùa, ăn vận bao nhiêu loại trang phục của các đạo tràng khác nhau, “làm theo” bao nhiêu hướng dẫn để nhanh thấy Phật, chóng đạt đạo, cuối cùng chỉ thấy sự mệt mỏi, chán chường, bế tắc và… xa dần niềm tin Phật giáo.

Tất cả đều là phương tiện, là ngón tay chỉ mặt trăng, bản thân ngón tay không phải mặt trăng, bạn không được ngộ nhận phương tiện là cứu cánh. Phật giáo là một tôn giáo thực nghiệm, không hề có chuyện thị trường hóa tâm linh thô thiển như cài app để được gia hộ theo giá tiền của những kẻ ấu trĩ và thiếu thiện tâm.

Do lịch sử, xã hội chúng ta đang sống từng rơi vào vòng xoáy đấu tranh giữa triết học và tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Từ chuyện bài xích đến tiếp cận và công nhận là cả một quá trình cam go của sự thức tỉnh và quay về. Không ít người đã sấn sổ vào chùa tìm Phật, phàm tình đầy dẫy trong lòng, mắt chỉ thấy xi-măng cốt thép hay gỗ, những con người đủ hỷ nộ ái ố tham sân si sẽ thất vọng vì không thấy Phật.

Nếu gột rửa hết phàm tình, tham ái, chấp chứa, hận thù, ích kỷ…, quán tưởng nghiêm mật, trì chú tụng kinh bền bỉ, nghiên cứu kinh điển thâm sâu, tham vấn bậc thiện tri thức để giải nghi thì dù ở bất cứ đâu bạn cũng có cơ hội một ngày đẹp trời diện kiến Phật, được gặp Phật.

Sự giác ngộ, Phật, là hạt ngọc trong chéo áo, ở chính tâm mỗi người, nếu bạn không quan tâm đến tìm Phật ở sự gột rửa chính mình, lau chùi hạt ngọc của mình để mỗi ngày ngộ ra Phật trong tâm, sự nôn nóng muốn đi ngang về tắt tìm Phật chỉ khổ nhọc thêm mà thôi.

Trước khi nhập Niết-bàn, Đức Phật đã dạy: “Phật ở trong sự thực hành giáo pháp”. Không chuyên cần tu tập, lại sấn sổ đòi tìm Phật, bất kính lắm thay!