Phật giáo và Pháp luân công khác nhau thế nào?
Ông Lý Hồng Chí, giáo chủ Pháp luân công sử dụng nhiều thuật ngữ của Phật giáo để gây ngộ nhận đối với quần chúng nhân dân rằng Pháp Luân Công là Phật Pháp.
Hỏi: Con nghe nói Pháp Luân Công là Pháp môn thuộc Phật Gia, là một trong 8 vạn 4 ngàn pháp môn mà Đức Phật Thích Ca có nói đến, Pháp Luân Công có nguồn gốc cổ xưa đơn truyền đến ngài Lý Hồng Chí thì phổ truyền ra quần chúng, điều này có đúng không và có kinh điển nào của Phật Giáo nói về Pháp môn Pháp Luân Công không ạ?
Trả lời: Các tài liệu của Pháp Luân Công xác nhận Pháp Luân Công có quảng cáo như vậy. Nhưng đối chiếu so sánh với kinh sách của Tam giáo (gồm Phật Giáo, Nho Giáo, Đạo Giáo) và các kinh sử trước tác nổi tiếng hàng nghìn năm qua thì không có Pháp môn nào là Phật gia mà Phật gia chỉ đơn giản là những gì liên quan đến Phật giáo. Trong toàn bộ kinh sách của Phật giáo cũng thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chưa từng nhắc đến Pháp Luân Công là một pháp môn của Phật giáo.
Về phía mình, ông Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công cũng không hề đưa ra được bất cứ bằng chứng nào về sự tồn tại của Phật gia. Trong các tài liệu của Pháp Luân Công sử dụng các triết lý cơ bản nổi tiếng của Phật giáo nhưng thay thế Phật giáo bởi Phật gia do vậy Phật gia mà Pháp Luân Công và ông Lý Hồng Chí sử dụng chỉ là một khái niệm ngụy biện nhằm gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo và quần chúng nhân dân để thu hút sự tham gia.
Từ đó cũng cho thấy Pháp Luân Công không phải là môn môn khí công có nguồn gốc cổ xưa đơn truyền theo như ông Lý Hồng Chí tuyên truyền. Giáo chủ Lý Hồng Chí khi mới truyền bá Pháp Luân Công giới thiệu Pháp Luân Công có nguồn gốc từ Phật giáo, được học với các cao tăng của Phật giáo và Pháp sư của Lão giáo nhưng sau này lại phủ nhận cho rằng là nguồn gốc của Phật gia không liên quan đến hai tôn giáo này. Ngoài ra ông Lý Hồng Chí cũng sử dụng nhiều thuật ngữ của Phật giáo để gây ngộ nhận đối với quần chúng nhân dân rằng Pháp Luân Công là Phật Pháp.
Hoà thượng Tịnh Không ở Đài Loan khẳng định rằng: “Pháp Luân Công tu học theo bộ kinh nào của kinh luận Phật giáo vậy? Họ không có theo bội kinh nào hết. Cho nên nó không thuộc vào Phật giáo. Nếu thuộc Phật giáo thì nhất định dựa theo kinh luận Phật giáo, nhất định dựa theo tổng cương lĩnh tu học của Phật giáo, điều này không thể vi phạm”.
Ban Tư vấn Phật giáo