Phật dạy: “Dầu thân có đau đừng để tâm đau”

Trong những cơn đau bệnh, đức Phật vẫn chính niệm tỉnh giác, an nhiên tự tại, không hề than vãn hay có sự hiện khởi của tâm sân. Đức Phật dạy: “Dầu thân có đau đừng để tâm đau.”

Kinh Tăng nhất A – hàm, Phẩm Thiện tụ 

Cuộc đời Đức Phật trải qua ít nhất 3 lần bạo bệnh. Trong những cơn đau bệnh, đức Phật vẫn chính niệm tỉnh giác, an nhiên tự tại, không hề than vãn hay có sự hiện khởi của tâm sân. Đức Phật dạy: “Dầu thân có đau đừng để tâm đau.”

Bậc Thánh nhân chỉ có “bệnh” không có “bệnh khổ”

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Người bệnh tật thành tựu năm pháp này thì không có lúc lành, nằm liệt giường chiếu. Thế nào là năm? Người bệnh không chọn lựa thức ăn uống; không tùy thời mà ăn; không gần gũi thầy thuốc; nhiều lo, ưa giận; không khởi tâm từ đối với người khám bệnh.

Bị bệnh thì nương bệnh mà tu

ad32.phatgiao.org.vn

Ðó là, này Tỳ-kheo! Người bệnh tật thành tựu năm pháp này không được lành bệnh.

Nếu bệnh nhân thành tựu năm pháp này thì sẽ được lành bệnh. Thế nào là năm? Ở đây, người bệnh chọn lựa thức ăn, tùy thời mà ăn; thân cận thầy thuốc; không ôm sầu lo; khởi tâm từ đối với người săn sóc bệnh.

Ðó là, này Tỳ-kheo! Người bệnh thành tựu năm pháp này liền được lành bệnh. Như thế, Tỳ-kheo! Năm pháp trước nên nhớ xa lìa, năm pháp sau nên cùng vâng làm. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.