Phật dạy cách báo hiếu
Để tỏ lòng hiếu kính với các bậc sinh thành, ta phải làm gì? Nếu cha mẹ đã quá vãng, ta nên tu tạo công đức, hồi hướng cho các vị. Nếu cha mẹ vì nghiệp dữ phải đọa vào ác đạo, ta cần thành tâm thiết lễ trai nghi cúng dường Tam Bảo và tụng kinh để chuyển hóa nghiệp dữ cho cha mẹ.
Nói đến hiếu đạo là nói đến đạo sống của con người. Dù là tôn giáo nào, ai ai cũng phải lấy hiếu đạo làm gốc.
Hôm nay là ngày mọi người con Phật dâng hết lòng thành của mình lên đấng sinh thành như cha, mẹ, ông, bà v.v… là những người đã tạo ra chúng ta.
Cha mẹ đã dày công sinh thành nuôi dưỡng gầy dựng cho chúng ta một cuộc đời, một sự sống.
Tâm trạng lo lắng đó không biết đến đâu là cùng.
Cho nên người xưa nói “Giọt nước luôn chảy xuống”.
Cha mẹ trăm tuổi, con cái tám mươi hay hơn nữa, cha mẹ cũng vẫn lo lắng.
Không bao giờ cha mẹ bỏ quên chúng ta.
Luôn muốn chúng ta trưởng thành, ấm no, sung túc.
Thấy con người học giỏi cũng muốn con mình học giỏi.
Thấy con người phát đạt cũng muốn con mình phát đạt.
Muốn con luôn luôn là người tốt, người hiếu đạo.
Đó là ước nguyện của cha mẹ.
Vì vậy để tỏ lòng hiếu kính với các bậc sinh thành, ta phải làm gì? Nếu cha mẹ đã quá vãng, chúng ta nên tu tạo công đức, hồi hướng cho các vị.
Nếu cha mẹ vì nghiệp dữ phải đọa vào ác đạo, chúng ta cần thành tâm thiết lễ trai nghi cúng dường Tam Bảo và phúng tụng kinh kệ để chuyển hóa nghiệp dữ cho cha mẹ.
https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?gdpr=0&client=ca-pub-3182575329293076&output=html&h=280&adk=3795226023&adf=1090589259&pi=t.aa~a.2231881751~i.31~rp.4&w=658&abgtt=6&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1724208932&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=3949877998&ad_type=text_image&format=658×280&url=https%3A%2F%2Fphatgiao.org.vn%2Fphat-day-cach-bao-hieu-d86160.html&fwr=0&pra=3&rh=165&rw=658&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMC4xLjAiLCJ4ODYiLCIiLCIxMDkuMC41NDE0LjEyMCIsbnVsbCwwLG51bGwsIjY0IixbWyJOb3RfQSBCcmFuZCIsIjk5LjAuMC4wIl0sWyJHb29nbGUgQ2hyb21lIiwiMTA5LjAuNTQxNC4xMjAiXSxbIkNocm9taXVtIiwiMTA5LjAuNTQxNC4xMjAiXV0sMF0.&dt=1724214320598&bpp=4&bdt=1157&idt=-M&shv=r20240815&mjsv=m202408140102&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Deddea8402b293e9f%3AT%3D1719456112%3ART%3D1724214104%3AS%3DALNI_MavTqb0mOlOolROA6Uxg-YSf14L2Q&gpic=UID%3D00000e66aeb7b943%3AT%3D1719456112%3ART%3D1724214104%3AS%3DALNI_Mbbu8BW3m9VzhGf0fdhuOBxKnaiZA&eo_id_str=ID%3D771d2c78a6dc5ce1%3AT%3D1723964253%3ART%3D1724214104%3AS%3DAA-AfjZ_XSMq676TzWDa27FHKYty&prev_fmts=0x0%2C660x280%2C300x600%2C660x280%2C300x600&nras=2&correlator=7513618990549&frm=20&pv=1&u_tz=420&u_his=6&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=0.8&dmc=4&adx=290&ady=1960&biw=1491&bih=718&scr_x=0&scr_y=0&eid=44759875%2C44759926%2C44759842%2C31085911%2C44798934%2C95334829%2C31086341%2C95340253%2C95340255&oid=2&psts=AOrYGskx2FC7yktuZ7JwaDPHv7BLyQSpJ9Z44GImeaw6ZuGYmSiL48bTbeLSOwqu9Wor1Cb7p5yJdTV1X3qV9Q%2CAOrYGsllZVSzMQAaLxHKmtxedmDmf6jLTfuuuXw1DfH2fswrf5xUBpKLogCrlSi3JIRjWJZvb9S6CR6EqXuqKuo&pvsid=1916313683184906&tmod=769070819&uas=0&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fphatgiao.org.vn%2F&fc=1408&brdim=682%2C82%2C682%2C82%2C1920%2C0%2C1207%2C748%2C1498%2C718&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&bz=0.81&psd=W251bGwsbnVsbCxudWxsLDNd&ifi=6&uci=a!6&btvi=2&fsb=1&dtd=107
Trong kinh Địa Tạng, Bồ tát Địa Tạng đã phát nguyện, nếu còn một chúng sinh khổ thì ngài nguyện không thành Phật.
Còn một chúng sinh ở địa ngục thì ngài còn ở đó cứu vớt. Chỉ khi chúng sinh hết khổ, ngài mới lên ngôi vị chánh giác.
Với lời nguyện to lớn đó, ngài là vị đại Bồ tát thường thị hiện trong cuộc đời, ở những chốn khổ đau để cứu vớt chúng sinh.
Trong đó có cha mẹ nhiều đời của chúng ta.
Đức Phật luôn dặn dò các vị Bồ tát phải luôn giúp đỡ chúng sinh khi họ gặp hoạn nạn hay bị đọa trong ba đường ác.
Phật dạy Bồ tát Địa Tạng rằng: “Nếu có người nam người nữ nào trồng chút ít căn lành trong Phật pháp, ông nên dùng đạo lực của ông ủng hộ người đó tu tập lần lần, để họ được đạo vô thượng. Chớ để họ thoái thất.
Nếu có kẻ mới được chút ít căn lành mà phải đọa lạc trong các đường khổ, ông nên khiến người ấy nhớ nghĩ danh hiệu Phật, và dùng thần lực khiến họ không bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.”
Sỡ dĩ có những cảnh khổ đau là do chúng sinh tạo nghiệp không tốt mà chiêu cảm nên.
Nghiệp không tốt ấy do thân, khẩu, ý tạo ra.
Ta bị các thứ tham lam, sân hận, si mê, điên đảo kéo lôi.
Điều này tự nghiệm lấy là có thể biết.
Giả như có người chọc giận mình, mình giận người đó thì tâm không yên.
Địa ngục liền hiện tiền trong lòng mình.
Địa ngục hiện ra thì thân bức xúc, miệng chửi mắng, rồi những ý niệm xấu xa hay những hành động hại người xuất hiện. Làm và nghĩ như thế thì tâm mất sự an lạc.
Đó không phải địa ngục là gì?
Địa ngục hiện tiền là do chúng sinh tự gây tạo rồi chiêu cảm lấy, kêu cầu ai bây giờ?
Cầu Phật, Phật cứu được không? Nhất định là không. Tự mình phải cứu mình.
Vì vậy Phật dạy ngài Địa Tạng phải giúp người có chút ít căn lành tự hoàn thiện bản thân họ.
Bản thân họ được hoàn thiện rồi thì ba đường ác cũng không còn.
Phật dạy tiếp: “Nghiệp lực chúng sinh rất lớn. có thể sánh với núi Tu di, sâu dường biển cả, có thể ngăn đạo thánh. Vì thế chúng sinh chớ khinh điều nhỏ cho là không tội. Sau khi chết đều có quả báo, dù chỉ mảy mún đều phải chịu lấy”.
Vì nghiệp lực lớn và sâu như thế, nên ta tu hoài mà chưa thành Phật. Nghiệp sâu dày quá thì thường không có điều kiện làm thứ gì cho có công đức và có trí tuệ.
Phật tử chúng ta phải chú ý đến điều này.
Cố gắng chuyển nghiệp.
Chuyển nghiệp không tốt thành nghiệp tốt. Chuyển ra sao?
Những gì không tốt đã lỡ gây tạo thì không gây tạo nữa.
Những gì chưa gây tạo, dù chỉ là một ý niệm cũng phải nhớ lời Phật dạy “Dù chỉ mảy may đều phải chịu lấy”, nên phải cẩn thận không gây tạo nữa.
Nghiệp một khi tạo rồi, thì dù chí thân như cha với con cũng không gánh dùm nhau được, thành đừng ỷ lại, cho rằng quí thầy cô tụng kinh thì chúng ta siêu độ.
Bản thân quí thầy cô nếu không tu hành cho ra hồn thì tự thân quí vị còn không độ được cho mình nói là cứu chúng ta.
Cho nên, chúng ta phải tự lo, không nên ỷ lại vào ai.
Không ai cứu mình bằng mình tự chuyển hóa lấy mình.
Đó là lý do Phật dạy chư vị Bồ tát phải giúp chúng sinh phát triển nhân thiện của chính họ, chứ không phải dùng khả năng của mình theo kiểu ban phước giáng họa.
Tóm lại, chủ trương của đạo Phật là phải tự nơi chính mình chuyển hóa mình.
Phật, Bồ tát, Tăng Ni v.v… chỉ là những trợ duyên bên ngoài giúp ta tu hành.
Muốn giúp người đuợc tốt thì đầu tiên chúng ta phải tốt.
Muốn hướng dẫn người đúng chánh pháp thì đầu tiên chúng ta phải tu đúng chánh pháp.
Đừng nghĩ niệm Phật thì được Phật cứu.
Niệm Phật là nhờ uy lực Phật giúp mình chuyển hóa tâm thức của mình.
Nhờ sự chuyển hóa đó mà mình thoát khỏi kiếp khổ.
Như vậy, tự mình phải tu, phải cố gắng, phải nổ lực, cộng với sự gia trì của chư Phật thì mới thành tựu các ước nguyện. Làm việc thiện mà tâm được thanh tịnh nữa thì công đức mới tròn đầy viên mãn.
Trích trong: Phật dạy cách báo hiếu.
HT. Thích Nhật Quang