Pháp luân công không phải là Phật giáo

Cho nên tôi thường hay nghe người ta nói, người luyện pháp Luân Công thì phải luyện đến khi trong bụng hiện pháp luân, thật sự có cái luân chuyển động ở đó. Đây là bệnh, cái này không tưởng tượng nổi! Cái này rất nguy hiểm, thật quá đỗi sai lầm rồi.

Có phải thực sự sẽ có cái luân trên người hay không vậy? Theo tôi nghĩ là có thể. Tại sao vậy? Về mặt lý luận có thể nói trôi chảy, là “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, bạn ngày nào cũng khởi vọng tưởng, trong tâm bạn ngày nào cũng nghĩ có cái luân thì dần dần suy nghĩ của bạn sẽ thành tựu. Đó là gì vậy? Đó là bệnh của bạn.

Phật dạy chúng ta quán tưởng là quán tưởng mọi thứ đều là không, đâu có bảo là chúng ta nghĩ ra một cái gì. Thật không tưởng tượng nổi! Cái đó là sai rồi! 600 quyển đại Bát Nhã là giáo trình dạy học chủ yếu nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, giáo trình này ngài đã giảng 22 năm, chúng ta hiểu được Thế Tôn thuyết pháp 49 năm, đã dùng hết 22 năm, gần như là chiếm 1 nửa thời gian để giảng Kinh Bát Nhã, đây là đề tài trung tâm trong việc dạy học của ngài. Bộ kinh này là bộ kinh lớn nhất dịch ra tiếng Trung Quốc, đến 600 quyển. 600 quyển kinh, nếu chúng ta đem nó tổng kết lại, thực tế mà nói, thì chỉ có 3 câu: “tất cả pháp thế xuất thế gian là Vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”, đây chính là tổng kết của 600 quyển đại Bát Nhã. Sao bạn có thể có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chứ?

Pháp luân công không phải là Phật giáo

Pháp luân công không phải là Phật giáo

Hiện nay người luyện pháp luân công, đừng nói gì khác, họ có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước hay không? Có. Có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì không phải Phật pháp. Phật pháp là lìa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Bạn không chấp trước với tất cả pháp thế xuất thế gian, chấp trước không còn nữa, thì chứng quả A La Hán; Phân biệt dứt hết rồi thì chứng quả Bích Chi Phật; Người tu đại thừa chính là Bồ Tát quyền giáo, vọng tưởng dứt hết rồi thì chứng quả vị pháp thân Bồ Tát. Tại sao có thể nói luyện thành một cái gì ở trên người, đó là chuyện lạ đời rồi! Đó chắc chắn không phải khỏe mạnh, cơ thể khỏe mạnh nhất định phải thuận theo tự nhiên, thuận theo tự nhiên là khỏe mạnh nhất. Trên cơ thể tự nhiên này của bạn đặt thêm một cái gì đó, vậy là không khỏe rồi, điều này nhất định phải hiểu. Cho nên nếu như đích thực họ luyện đến cuối cùng mà có cái pháp luân ở trong bụng thì đó là tà giáo rồi.

Ngay chánh giáo đã không khế hợp, nên hoàn toàn không thể gọi là một tôn giáo, đây là tà thuật, tà pháp, là một loại pháp thuật, chúng ta phải nhận cho rõ ràng, cho sáng tỏ.

Cho nên tôi nói không cần chuyển đi, tại sao vậy? Tôi biết trong những người học pháp luân công đó có nhiều người rất tốt, họ thiết tha cầu đạo, lỡ vào đường tà, không gặp được chánh pháp.

Ở Mỹ, tôi có rất nhiều bạn đồng tu từ pháp luân công chuyển qua, rời khỏi pháp luân công đến học Tịnh Độ, họ nghe được đĩa giảng kinh của tôi, nhìn thấy chúng tôi có những cuốn sách nhỏ như: “Nhận thức Phật giáo”, “Truyền thọ tam quy”, họ xem được rồi thì bỗng nhiên đại ngộ, họ liền có năng lực biện biệt.

Cho nên tôi nói đây là việc tốt, họ đến mua đạo tràng phía trên lầu các bạn là việc tốt. Bước vào cửa, các bạn độ họ, khỏi dùng gì khác, bạn đem những kinh điển Phật giáo chân chính này, như “Nhận thức Phật giáo”, “Kinh A Nan hỏi Phật việc kiết hung”, “Kinh thập thiện nghiệp đạo” bày ra bên ngoài tặng nhiều cho họ, họ sau này sau khi xem xong, đều hiểu rõ hết, đều chuyển qua hết, rời khỏi pháp Luân Công, đều đến niệm Phật cả, tôi thấy chúng ta không nên di chuyển họ sẽ nhanh chóng dọn đi thôi, đây là điều chắc chắn.

Ngạn ngữ thường nói: “Đừng sợ người không biết, chỉ sợ hàng mình không tốt”, hàng thật hàng giả đem so sánh sẽ rõ thôi, khi không so sánh thì không biết, đem so sánh thì sẽ rõ. Chúng ta hoàn toàn không đi lôi kéo tín đồ của họ, mà rất tự nhiên họ sẽ qua tu học pháp môn của chúng ta.  Ở trong nước Trung Quốc cũng có không ít người của pháp Luân Công đã đọc những kinh sách này, đặc biệt là “Nhận thức Phật giáo”, tôi nghe nói rất nhiều người quay đầu nhờ những cuốn sách nhỏ này, nhiều lắm!

Trích từ bài giảng: “Mười hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền”

 

Hoà thượng Tịnh Không