Phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo theo quan điểm Phật giáo

Phẩm chất đạo đức của con người là yếu tố được xem trọng hàng đầu. Khi nói đến đạo đức, chúng ta thường liên tưởng đến đời sống văn hóa.

1. Phẩm chất đạo đức là gì

Phẩm chất đạo đức là những tiêu chuẩn hành vi làm nên giá trị của một con người. Dựa vào khung chuẩn mực ấy, bởi thế người ta có thể dựa vào đó mà đánh giá hành vi của một con người nào đó là tốt hay xấu, lợi hay hại. Phẩm chất đạo đức chỉ chung cho các tầng lớp trong xã hội như: vua, quan, quần chúng nhân dân. Đây là tiêu chuẩn đạo đức chung vậy.

2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của một nhà nước

Khi nhắc đến đạo đức làm cho con nhớ lại thời học sinh, có môn học đạo đức; môn này dạy phải làm như thế này, thế kia mới đúng một người có đạo đức.

Trong nhà Phật thì có môn đạo đức học Phật giáo tiêu biểu chỉ cho giới luật. Thông qua giới có thể quyết định được nhân phẩm của một tu sĩ. Dù ở cương vị nào, lĩnh vực nào vấn đề đạo đức vẫn chiếm vị trí quan trọng. Đối với phẩm chất đạo đức cơ bản một nhà nước vương quyền trị nước được Đức Thế Tôn khái quát rõ trong Kinh Thập Vương Pháp nói về mười điều tiêu chuẩn như sau: “Bố thí, đức hạnh, hy sinh, công bằng, khổ hạnh, không oán hận, bất hại, kham nhẫn, nhu hòa, thuận lòng dân”.

• Bố thí (Dana): Bố có nghĩa là ban. Thí nghĩa là cho khắp. Khi nói đến Bố thí thì người ta thường liên tưởng đến lòng thương người, và mọi người đa phần ai ai cũng biết đến nhân vật Cấp Cô Độc. Cấp Cô Độc không phải là tên; do ông thường cứu giúp những người nghèo nên người đời gọi như thế, chứ Ngài tên thật là Tu Đạt Đa (Sudatta). Lòng bố thí của Trưởng giả Cấp Cô Độc thì khó có ai sính cùng, ngay khi nghèo tâm vẫn không lui sụt vậy. Bố thí có rất nhiều cách như: theo quan điểm Phật giáo Nguyên thủy là sự đối trị tham ái.

Theo Phật giáo Đại thừa chỉ cho lòng Từ bi, là phương tiện giúp chúng sinh giác ngộ. Bố thí là một trong sáu hạnh Lục độ: ‘Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ’. Việc Bố thí thì có ba cách Bố thí: (Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí). Trong đó Tài thí là đem tài sản của mình cho người khác, Pháp thí là cho sự hiểu biết của mình đến người khác và Vô úy thí là cho cái không sợ hãi nghĩa là giúp cho người khác thấy an tâm. Qua đó đã minh chứng cho chúng ta thấy được rằng cái gì là quan trọng đối với Ngài: tài sản thì không rồi; vậy cái đó là gì mà khiến ông có tâm rộng lớn đến như thế. Song song đó Bố thí không vẫn chưa đủ đòi hỏi cần phải có đức hạnh. Như thuở xưa có vị vua tha thiết học phật pháp, ông dùng thịt của mình bố thí cho Chim để đổi lại một câu kệ. Qua đó minh chứng cho chúng ta thấy, ngay cả đức vua vì pháp quên thân như vậy.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

• Đức hạnh (Sila): Khi nói đến Đức hạnh là người ta sẽ liên tưởng đến một con người phẩm chất tốt. Theo quan điểm của Đức Thế Tôn thì bản chất và đức hạnh, không phải do sự kế thừa từ dòng họ (huyết thống), mà do chính những cử chỉ hành động của mỗi con người tự quyết định tạo nên nó. Ví như trong Kinh Trung Bộ tập II có nói rằng: “Vāseṭṭha hãy biết, Kẻ ấy là công thợ, Không phải Bà-la-môn. Ai sống nghề buôn bán, Vāseṭṭha hãy biết, Kẻ ấy là thương nhân, Không phải Bà-la-môn. Ai sống hầu hạn gười, Vāseṭṭha hãy biết, Kẻ ấy là nô bộc, Không phải Bà-la-môn. Ai sống lấy của người, Vāseṭṭha hãy biết, Kẻ ấy là kẻ trộm, Không phải Bà-la-môn. Ai sống nghề cung tên, Vāseṭṭha hãy biết, Kẻ ấy làn hà binh, Không phải Bà-la-môn. Ai sống nghề tế tự, Vāseṭṭha hãy biết, Kẻ ấy là tế quan, Không phải Bà-la-môn. Ai sống giữa loài người, Thọ hưởng làng, quốc độ, Vāseṭṭha hãy biết, Kẻ ấy là vua chúa, Không phải Bà-la-môn” [2]. Chính vì thế, tố chất của một bậc quân vương cần có cơ bản phải giữ gìn năm giới, mười giới.

Đức hạnh của một bậc quân vương không phải tự nhiên mà có được mà phải trải qua quá trình thúc liễm “Thân, Khẩu và Ý” như: trong Kinh Tiểu Bộ Tập 6 có ghi như sau: “Thưa Ðại vương, đúng thế. Trong các thời vua bất chính thì dầu, mật, đường… ngay cả rễ cây, trái rừng cũng đều mất đi vị ngon ngọt của chúng. Chẳng những thế mà, toàn cả vương quốc đều trở nên dở dang, vô vị; nhưng khi những nhà lãnh đạo công chính thì những thứ này trở nên ngon ngọt thơm tho, và toàn thể vương quốc đầy vẻ thanh tao, và hương ngào ngạt” [3]. Qua đó chứng minh được rằng ngay cả loài vật mà còn như vậy, thì huống hồ gì chúng ta là những con người có sự nhận thức.

• Công bằng (Ajjava): Khi nói đến sự công bằng thì ai ai cũng nghĩ về sự chính trực, ngay thẳng, công bằng như trong Kinh Khởi Thế Nhân Bổn nói rằng: vài trò của một bậc quân vương chính là “Làm cho các người khác hoan hỷ bởi Pháp”, tức là Ràja (vị vua)” [4]. “Công bằng là một phẩm chất của đời sống, là giá trị nhân văn, là nguyên tắc quan trọng trong đời sống xã hội, phẩm chất một xã hội cao hay thấp liên quan đến yếu tố công bằng” [5]. Công bằng thì có nhiều mặt như: công bằng trong nhân phẩm, trong hưởng thụ, trong xét xử… Cho dù chúng ta ở trong hoàn cảnh nào, quốc độ nào đi chăng nữa, thì đều có tính chất của sự công bằng cả.

• Khổ hạnh (Dukkaracariya): Nghĩa là chỉ cho một lối sống nghiêm khắc với cơ thể; thông qua đó ý là để đạt được giác ngộ. Khi nói đến khổ hạnh thì mọi người thường liên tưởng đến hình ảnh Ma Ha Ca Diếp Đầu đà đệ nhất; nhưng thật sự; khổ hạnh của Ngài Đại Ca Diếp cũng không bằng sự khổ hạnh của thái tử Tất Đạt Đa vậy: mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè đến nỗi thân Ngài ốm y như bộ xương khô “Ngài tinh tấn đến độ vượt thắng tất cả hình thức khổ hạnh của các đạo sĩ đương thời… khổ hạnh không đưa đến giác ngộ, đời sống vương giả của bậc đế vương hưởng thọ dục lạc là chìm đắm trong sinh tử đã đành nhưng đời sống khổ hạnh đến tận cùng cũng chỉ làm cho thân thể suy kiệt, tinh thần héo úa…” [6]. Ngài khuyên từ bỏ, nên sống theo lý Trung đạo không đắm vui trong dục lạc, không khổ hạnh ép xác mới đưa đến quả giác ngộ vậy. Qua đây đã minh chứng cho chúng ta thấy được rằng: tu tập cốt yếu đạt đến giác ngộ, giải thoát, chứ không phải quá khổ hạnh với thân thể hay buông lung theo dục lạc quá độ vậy.

• Kham nhẫn (Khanti): Là một đức tính kiên trì, kiên nhẫn. Người nào biết kham nhẫn thì tạo ra một nguồn năng lượng ôn hòa, bình tĩnh khi đứng trước một sự việc, cho dù nó khó khăn như thế nào đi chăng nữa thì người đó cũng có cách xử lý khôn khéo cũng như “Các quyết định của nhà vua phải phát xuất bằng tâm định tĩnh, ôn hòa” [7]. Kham nhẫn là một pháp tạo ra nhiều kết quả ví như trong Trung Bộ Kinh 1 trang 517- 518 đức Thế Tôn giáo giới La Hầu La sống như hạnh của đất, nước, lửa, gió. “Này Rāhula, hãy tu tập sự tu tập như đất: ví như trên đất người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ không tịnh, quăng phân uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu… đất không lo âu, không dao động, hay không nhàm chán. Này Rāhula, hãy tu tập sự tu tập như nước: ví như trong nước người ta rửa đồ tịnh, rửa đồ không tịnh, rửa sạch phân uế, rửa sạch nước tiểu, rửa sạch nước miếng, rửa sạch mủ, rửa sạch máu…nước không lo âu, không dao động, không nhàm chán. Này Rāhula, hãy tu tập sự tu tập như lửa: ví như lửa đốt các đồ tịnh, đốt các đồ không tịnh, đốt phân uế, đốt nước tiểu, đốt nước miếng, đốt mủ, đốt máu lửa không lo âu, không dao động, không nhàm chán. Này Rāhula, hãy tu tập sự tu tập như lửa…Này Rāhula, hãy tu tập sự tu tập như gió: như gió thổi các đồ tịnh, thổi các đồ không tịnh, thổi phân uế, thổi nước tiểu, thổi nước miếng, thổi mủ, thổi máu; tuy vậy, gió không lo âu, không dao động, không nhàm chán” [8]. Kinh Tăng Chi đức Phật dạy rằng: “Khi đàn bò lội sông, Đầu đàn đi sai lạc,Cả đoàn đều đi sai, Vì hướng dẫn sai lạc.Cũng vậy, trong loài Người, Vị được xem tối thắng, Nếu sở hành phi pháp, Còn nói gì người khác,Cả nước bị đau khổ, Nếu vua không phi pháp. Khi đàn bò lội sông, Đầu đàn đi đúng hướng, Cả đoàn đều đúng hướng” [9]. Thật vậy; đó chỉ là lời nói thôi chứ mấy ai làm được như vậy đâu. Mỗi một con người chúng ta thật tình theo khách quan mà nói: rất yêu quý bản thân mình, ai đụng vào một chút cũng không được rồi như câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, lời nói không là khói là dao sao lòng thấy đau đau, lời nói không là khói sao lòng thấy cay cay” họ bắt bẻ từng lời nói, đôi khi vì quyền lợi mà họ còn âm mưu hại người khác để họ được phần lợi đó vậy.

* Thuận lòng dân (Avirodha): Là một lãnh đạo phải dựa trên ước muốn của người toàn dân, không đi ngược lại với lợi ích của quần chúng. Một xã hội dân chủ là một xã hội lý tưởng, một bậc minh quân khi ra quyết định thì phải dựa trên quyền lợi ích của số đông công dân, lấy dân làm gốc [10]. Thuận lòng dân còn có nghĩa là thuận lòng từ quan quân cho đến số đông dân chúng như trong các kinh có ghi: Kinh Tăng nhất A- hàm “Quốc vương và quần thần hòa thuận, là pháp thứ chín trong vương pháp” [11]. Kinh Tiểu Bộ có chép rằng: “Đối với thần dân như cha mẹ đối với con cái” [12]. Đại Chánh Tân Tu có ghi: “Thuận theo chị em, thương như mẹ, tùy tùng như bạn bè thân quen” [13]. Thuận lòng dân là yếu tố giúp kết nối với quần chúng nhân dân tạo nên sức mạnh trong nước như trong Kinh Trường Bộ có ghi rằng: “Này các Licchavì, khi nào dân Vajjì tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, này các Licchavì, dân Vajjì được lớn mạnh, không bị suy giảm” [14]. Đất nước đó cường thịnh. Thật vậy, muốn thuận được lòng dân theo con thì đòi hỏi vị này phải là một bậc minh quân như: sự tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết là một điều vô cùng khó làm.

3. Mối liên hệ giữa nhân dân và nhà nước

Mô hình về một xã hội lý tưởng theo quan điểm Phật giáo được thể hiện trong kinh Chuyển luân thánh vương sư tử hống “Này các Tỷ kheo, hãy sống tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa mình, không nương tựa một ai khác, lấy Chính pháp làm ngọn đèn, lấy Chính pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác!” [15]. Thật vậy, Thế Tôn đã khẳng định rõ là một tu sĩ thì không nên nương tựa vào một người nào cả, nên nương tựa với Chính pháp. Thế Tôn nói vậy là có lý do của Ngài, vì có một số tu sĩ tạo mối quan hệ với những người có quyền thế trong xã hội để cầu danh, bởi thế đã quên đi trách nhiệm bổn phận của mình tu tập giác ngộ, giải thoát, nên Phật dạy như vậy. Mối liên hệ giữa nhân dân và nhà nước như: Nhà nước: Là tổ chức quyền lực trong xã hội, chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm mục đích thực hiện quyền lực chính trị của mình. Công dân: Là chỉ người chịu sự quản lý của nhà nước mang quốc tịch hay nói cách khác công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.

Theo quan điểm Phật giáo: cư xử công bình, không hận thù, áp dụng luật pháp khi cần thiết, hợp tình, hợp lý. Hoàn thiện đạo đức cá nhân, sống theo pháp luật: Phật giáo: Một đời sống đạo đức lấy năm giới là căn bản. Xã hội: công dân sống trong khuôn khổ pháp luật, khế ước, theo hiến pháp, sống có trách nhiệm với quốc gia như phải có nghĩa vụ đóng thuế cho quốc gia. Hỗ trợ nhà nước: như chúng ta phụ giúp đỡ nghèo đói, bệnh tật, an sinh xã hội. Mối liên hệ giữa nhà nước và nhân dân được thể hiện rõ qua các quyền như sau: Một là, Quyền bình đẳng: nghĩa là tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng: quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do tín ngưỡng … đức Phật là hình mẫu xây dựng quốc gia dân chủ, công bằng, trách nhiệm. Hai là, Quyền tự do mưu sinh: nghĩa là công dân có thể làm bất cứ công việc như: làm nông, buôn bán, chăn nuôi, thợ xây, tham gia vào các bộ máy nhà nước v.v… miễn công việc đó chân chính “Mưu sinh chính đáng, tôn trọng phụ nữ và trẻ em, tôn trọng trưởng thượng, khoan dung các tôn giáo, giao tiếp nhã nhặn, hài hòa” thì được nhà nước bảo hộ. Ba là, Quyền thừa kế: như trong thời Phật, quyền thừa kế đã xuất hiện và được nhà nước bảo hộ qua Câu chuyện một lão phú ông chết đột ngột. Theo luật pháp Ấn Độ gia đình nào không có con thì toàn bộ tài sản được sung vào công quỹ của nhà vua. Bốn là, Quyền phụ nữ và trẻ em: Đức Phật là một tôn giáo bình đẳng, Ngài cho rằng người nữ vốn dĩ không xấu, trong họ vẫn có những đức tính thông minh, nhẫn nhục, ôn hòa, bao dung, độ lượng. Đức Thế Tôn dạy rằng: “Tất cả chúng sinh đều có dòng máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn”, vậy người nữ có phải là một chúng sinh không. Trẻ em là tương lai của đất nước, là những người cần phải được yêu thương che chở bảo vệ.

Trong Kinh Trường Bộ đức Phật dạy rằng: “Này Ananda, khi nào dân Vajjì không có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ Vajjì phải sống với mình, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm” [16]. Một quốc gia cường thịnh hùng mạnh, những bậc vua chúa phải biết yêu thương và bảo vệ con dân của họ một cách công bằng. Năm là, Quyền tự do tín ngưỡng: tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người thông qua những nghi lễ gắn liền với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán đem đến sự bình an. Tín ngưỡng tôn giáo đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của mỗi con người, bởi vì tôn giáo giúp kết nối cộng động đem lại nhiều giá trị tốt đẹp cho xã hội, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho mỗi cá nhân. Sáu là, Quyền tự do ngôn luận: con người tự do ý kiến trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội qua lời nói, hay văn bản. Qua đó, đã minh chứng cho chúng ta thấy được rằng, mối qua hệ giữa nhà nước và công dân là một điều vô cùng cần thiết; nếu được duy trì đúng mức thì giúp cho quốc gia phát triển hơn và vững mạnh hơn, gắn kết hơn.

Tóm lại, công dân là gia đình, là ngôi nhà chung lớn nhất của một bộ máy chính quyền quản lý nhà nước. Cùng với sự phát triển của xã hội, quyền công dân đã được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Pháp luật không chỉ ảnh hưởng đến công dân nói chung, tác động đến toàn dân trong quốc gia. Mỗi một nước luôn luôn có sự ban hành các quyền để bảo hộ cho mỗi công dân trong nước như “Quyền tự do mưu sinh, quyền thừa kế, quyền phụ nữ và trẻ em, quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận,…. Đức Phật chủ trương lý thuyết khế ước xã hội dựa trên những cơ bản trong sự tiến hóa của vũ trụ và sự tiến hóa của con người, sự tiến bộ của những thể chế chính trị xã hội.

Nguồn gốc của quốc gia xuất hiện do tác dụng của một khế ước tình nguyện hỗ tương giữa nhân dân. Công dân và nhà nước có mối quan hệ mật thiết đến nhau. Sự chu toàn của mỗi bên là dấu hiệu tích cực của xã hội. Đức Phật ghi nhận và đề xuất quan điểm về nhà nước cai trị dân bằng pháp, tự do, bình đẳng. Quyền con người phải tuân thủ những bổn phận và nghĩa vụ hỗ tương, góp phần vào lợi ích, hòa hợp xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Thích Minh Châu dịch (1991), “Kinh Trường Bộ 1”, 16. Kinh Đại Bát Niết Bàn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.

[2]. Thích Minh Châu dịch (1996), “Kinh Tăng Chi Bộ 1”, Chương IV Bốn Pháp VII. Phẩm Nghiệp Công Đức, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.

[3]. Thích Minh Châu dịch (2002), “Kinh Tiểu Bộ 6”, Chương IV. Phẩm Bốn Bài Kệ 334. Chuyện Khuyến Dụ Quốc Vương, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.

[4]. Thích Minh Châu dịch, “Kinh Tăng Chi Bộ 3”, Chương VII Bảy Pháp III. Phẩm Vajjì (Bạt-kỳ), Tôn Giáo, Hà Nội, 2005.

[5]. Thích Minh Châu dịch (2012), “Kinh Trung Bộ 2”, 98. Kinh Vāseṭṭha, Tôn Giáo, Hà Nội.

[6]. Thích Minh Châu dịch (2012), “Kinh Trung Bộ 1”, 62. Đại Kinh Giáo Giới La-Hầu-La, Tôn Giáo, Hà Nội.

[7]. Thích Minh Châu dịch (2013), “Kinh Trường Bộ” – 2013, 27. Kinh Khởi Thế Nhân Bổn, Tôn Giáo, Hà Nội.

[8]. Thích Chúc Phú (2013), “Vài vấn đề Phật giáo và nhân sinh”, Nxb Hồng Đức.

[9]. Tuệ Sĩ dịch, “Kinh Tăng nhất A- hàm”, quyển số 2, kinh số 7.

[10]. ĐTKVN (2002), “Kinh Tiểu Bộ”, Chuyện Đại Vương Janasandha, Nxb Tôn Giáo.

[11]. 大正新脩大臧經第三十二冊 No. 1674 龍樹菩薩勸誠王頌.

Theo: Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Thích Nữ Hòa Tấn