Phải làm sao không rời Phật, không rời Pháp?

Phật dạy chúng ta làm thế nào thì chúng ta làm thế ấy; dạy chúng ta không nên làm thì chúng ta không làm. Đây mới là “nhiếp thủ thọ trì”, tức là giải hành tương ưng, giải hành cùng tiến. (Hiểu và làm tương ưng, cùng tiến).

 

Tôi nói với chư vị đồng tu, mỗi ngày không thể không chiêm ngưỡng hình Phật. Xem hình Phật nhiều lần, sẽ ghi nhớ trong lòng thì không rời khỏi Phật. Mỗi ngày không thể không đọc kinh, đọc kinh tức là nghe giáo huấn của Phật. Như vậy sẽ giữ được cho mình không thoái chuyển.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tôi khuyên các đồng tu phải học thuộc, đọc thuộc kinh văn trước, không học thuộc thì không sao làm được. Sau khi học thuộc lòng, chúng ta sinh hoạt thường ngày, khởi tâm động niệm, đối nhân, xử thế, tiếp vật, ý niệm vừa chớm dậy thì sẽ nghĩ rằng: Ý niệm có hợp với sự giáo huấn của “Kinh Vô Lượng Thọ” không?

Phật dạy chúng ta làm thế nào thì chúng ta làm thế ấy; dạy chúng ta không nên làm thì chúng ta không làm. Đây mới là “nhiếp thủ thọ trì”, tức là giải hành tương ưng, giải hành cùng tiến. (Hiểu và làm tương ưng, cùng tiến).

Quy nạp tam quy ngũ giới, không ngoài đối nhân, đối sự (việc), đối vật, đối với sự tu các Phật pháp. Ta đối với bốn cảnh giới này không mê, không tà, không nhiễm, lấy thái độ giác, chánh, tịnh mà đối mặt với bốn cảnh giới này, đây là thọ trì tam quy, là đệ tử chân chánh của Phật. Do đó, tam quy là nguyên tắc chỉ đạo tối cao của tu hành, là một con đường chính để thành Phật đạo.

HT. Tịnh Không