Phải làm sao khi nghiên cứu lịch sử thì bị “mất niềm tin dần vào nhân quả”?

Là sinh viên của trường Sư phạm Hà Nội, chuyên ngành Lịch sử, khi con nghiên cứu sâu hơn về lịch sử, thì niềm tin vào luật nhân quả bị lung lay, kính mong được giải đáp trọn vẹn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Luật nhân quả là một nguyên lý tuyệt đối của vũ trụ

Hỏi:

Con có một vài câu hỏi liên quan đến luật nhân quả, xuất phát từ những khúc mắc trong tâm con ạ. Trước khi bắt đầu, con xin giới thiệu sơ qua về bản thân.

Con là sinh viên của trường Sư phạm Hà Nội, chuyên ngành Lịch sử. Con đã bắt đầu làm quen với lịch sử từ những năm tháng cấp 3, và khi lên giảng đường Đại học thì nghiên cứu chuyên sâu hơn. Nhưng càng đi sâu, con dần mất niềm tin vào luật nhân quả qua nhiều sự kiện sau đây:

1. Trong cuộc chuyển giao triều đại giữa Lý-Trần, Trần Thủ Độ là người nham hiểm, tàn nhẫn, có công trong việc cướp ngôi nhà Lý và lập nên nhà Trần.  Tuy ông có công nhưng lại có rất nhiều tội. Ông thực hiện hành vi loạn luân, làm chuyện trái với luân thường đạo lý, tàn sát người vô tội, giết vua, truy sát gần hết tông thất nhà Lý,…. Ông có công nhưng thành công của ông đã chà đạp lên hạnh phúc của rất nhiều người, đẩy cuộc đời của họ vào ngõ cụt (trong đó có Lý Chiêu Hoàng). Nhà Trần có nhiều công lao với đất nước nên thế hệ đời sau khi học sử lại chỉ ca ngợi ông mà bỏ qua hết những tội lỗi đó.

2. Lý Thế Dân là vị hoàng đế nhà Đường của Trung Quốc. Ông có công lớn, giúp thiên hạ thái bình thịnh trị, quốc thái dân an, nhưng ông cũng được biết đến là vị vua tàn nhẫn đã giết hại huynh đệ ruột của mình để độc chiếm ngôi vua, sát huynh đoạt vị, sát đệ đoạt thê, và âm thầm trừ khử những người chống đối mình.

Vậy câu hỏi của con là: với hai nhân vật lịch sử điển hình nêu trên, nếu họ có công thì có bị luật nhân quả xử tội ko ạ? Hay sẽ vì công mà bỏ qua cái tội.

Niềm tin vào luật nhân quả của con bị lung lay rất nhiều khi học sử, kính mong được giải đáp trọn vẹn.

Đáp: 

Lịch sử vẫn vận hành theo quy luật của nó, dù con có tin nhân quả hay không. Xin trả lời rằng: Không có bất cứ ai trên cuộc sống này thoát khỏi sự chi phối của nhân quả. Trần Thủ Độ, Lý Thế Dân cũng vậy. Tuy nhiên, chúng ta là phàm phu, không thể biết biến hiện của nhân quả của các vị ấy ra sao. Con cũng đừng nhầm lẫn giữa lịch sử thế gian và nhân quả. Hai cái này có nhiều biểu hiện khác nhau.

Chúc con tinh tấn.

Ban Tư vấn Phật giáo