Nỗi khổ của luân hồi sinh tử

Nếu mình có thể dùng trí tuệ của con người để cảm nhận được nỗi vất vả kiếm ăn của con vật hay những điều đang đè nặng trong tâm hồn chúng, rồi thấu hiểu nỗi khổ của luân hồi sinh tử thì cũng có nghĩa là ta đã bắt đầu có trí tuệ.

Thông thường, khi việc kiếm ăn trở thành sự ám ảnh đè nặng trong lòng, khiến chúng sinh không còn nghĩ được điều gì khác thì đó là một nỗi khổ của luân hồi. Và khi nhìn con kiến, con chim, con cá mà chúng ta thấu hiểu được sự vất vả của chúng và cảm thấy xót xa, là chúng ta đã có trí tuệ.

Nghĩa là, mỗi khi nhìn thấy từng đàn kiến nối nhau chuyển một mẩu bánh, một hạt cơm, hoặc nhìn những con trùng dưới đất cả đời chỉ đào bới, kiếm ăn qua ngày, mình thấy cuộc sống của chúng thật vô nghĩa, “sống làm chi khi cả một đời trong tâm chỉ đau đáu kiếm miếng ăn, thà rằng biến thành cát bụi còn hơn”.

Hiểu đúng về tam giới và sinh tử luân hồi

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hay những lúc thấy con chó, con mèo hoang, cả ngày lo lục tìm trong những đống rác để kiếm thức ăn… mình hiểu rằng: “Nếu không có phước thì không có gì đáng để sống, đó không gọi là sống nữa, mà chỉ là tồn tại thôi”.

Nếu mình có thể dùng trí tuệ của con người để cảm nhận được nỗi vất vả kiếm ăn của con vật hay những điều đang đè nặng trong tâm hồn chúng, rồi thấu hiểu nỗi khổ của luân hồi sinh tử thì cũng có nghĩa là ta đã bắt đầu có trí tuệ.

Còn nếu nhìn chim bay trên trời, cá lội dưới nước mà thấy thích thú, tưởng chúng đang tự do vui chơi, lại còn ước được bay liệng, được bơi lội tung tăng như thế, thì tức là ta chưa hiểu về chúng, chưa thấy được nỗi khổ của chúng. Và cũng có thể cho rằng chúng ta chưa có trí tuệ.

TT. Thích Chân Quang