Niệm danh hiệu Bồ tát Quan Âm có vãng sanh được hay không?
Chúng ta niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, niệm làm sao cho chúng ta cùng Ngài là một, tách nửa cũng chẳng rời ra, như vậy tới lúc lâm chung, dầu không muốn cũng phải sanh về Cực Lạc. Tại sao vậy?
Tại Trung Hoa, người ta thường nghe nói câu: “Nhà nhà Quán Thế Âm, nhà nhà Di đà Phật” (gia gia Quán Thế Âm, hộ hộ Di đà Phật). Ngài Quán Thế Âm thật là đặc biệt có duyên với chúng ta, Ngài sẵn sàng rước chúng ta về cư ngụ vĩnh viễn nơi đất Cực Lạc, chẳng phải qua một thủ tục di dân nào. Chỉ cần chúng ta tỏ ra chân thành, một niệm thỉnh cầu, là có thể tới được, tuyệt đối không có gì là phiền phức. Chỉ khi nào không có bằng chứng về “một niệm chân tâm” thì chúng ta không thể tới thế giới Cực Lạc.
Người niệm Phật cầu vãng sanh phải thật cảnh giác với ngoại duyên
Làm thế nào để có bằng chứng về “một niệm chân tâm?” Thật quá dễ dàng, đơn giản vô cùng! Chúng ta chỉ cần chân thành mang hết tâm ý ra niệm: “Nam mô A-di-đà Phật,” hay “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát” hay “Nam-mô Ðại Thế Chí Bồ-tát” là đủ, bởi vì Phật A-di-đà là giáo chủ của thế giới Cực Lạc, còn Bồ-tát Quán Thế Âm và Bồ-tát Ðại Thế Chí là những vị phụ tá đứng hai bên. Quý vị đó được gọi là Tây phương Tam Thánh. Bất cứ chúng ta niệm danh hiệu của vị nào, niệm sao cho đến nhất tâm bất loạn, nhất trần bất nhiễm, thì ắt được đái nghiệp vãng sanh, nghĩa là sanh về nước Cực Lạc dầu ta còn mang nghiệp, từ trong hoa nở ra thấy Phật hay thấy các vị Bồ-tát.
Nếu chẳng muốn di cư đến thế giới Cực Lạc, thì khỏi cần niệm danh hiệu Tam Thánh, nhưng còn muốn về Cực Lạc thì phải niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, khi còn sống sẽ được miễn ba tai bẩy nạn, khi chết thì được vãng sanh cõi Tịnh-độ, nhất cử lưỡng tiện, còn gì hay cho bằng.
Chúng ta niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, niệm làm sao cho chúng ta cùng Ngài là một, tách nửa cũng chẳng rời ra, như vậy tới lúc lâm chung, dầu không muốn cũng phải sanh về Cực Lạc. Tại sao vậy? Bởi vì một khi gốc rễ đã vững chắc, thì tương lai ắt phải sanh cành sanh lá, nở hoa và kết trái vậy.