Những lợi ích của người nghe Pháp thường xuyên

Niềm vui của người được học giáo lý không giống với niềm vui mà cha, mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, thức ăn, thức uống, các phương tiện hưởng thụ có thể đem lại cho mình. Niềm vui của một người hiểu rõ mình là ai, ở đâu mình tới, mình sẽ về đâu…niềm vui ấy lạ lùng lắm.

 

Có 5 lợi ích của một người nghe pháp thường xuyên, đó là:

1. Nghe được những điều chưa từng được nghe.

2. Hiểu sâu những điều đã được nghe.

3. Chấm dứt hoang mang, nghi hoặc, ngờ vực.

4. Hỗ trợ củng cố cho chánh kiến.

5. Tâm được an vui, trong sạch.

(Niềm an vui trong chánh pháp).

Mục đích của việc nghe pháp thoại là gì?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong Kinh nói giới chính là đôi chân của một người đi đường, nhưng trí chính là cặp mắt của người đi đường, tri kiến cũng là một phần của trí. Trí có 3: trí do nghe, trí do nghĩ và trí do tu. Nghe pháp cũng là một trong ba loại trí, nghe pháp làm cho huệ nhãn của mình sáng lên.

Nghe Pháp thường xuyên thì sẽ có được những niềm vui mà không thể có được từ vật chất, không thể có được từ những trò giải trí bên ngoài như ăn, nhậu, câu cá, săn bắn, trượt tuyết, du lịch, mua sắm… Những niềm vui đó không hề giống với niềm vui của người được biết thêm về vấn đề giáo lý. Và niềm vui của người được học giáo lý không giống với niềm vui mà cha, mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, thức ăn, thức uống, các phương tiện hưởng thụ có thể đem lại cho mình.

Cái niềm vui của một người hiểu rõ mình là ai, ở đâu mình tới, mình sẽ về đâu và bây giờ mình nên làm gì…, niềm vui ấy lạ lùng lắm. Khi càng lúc mình càng nhận rõ mình là ai, mình sẽ về đâu, từ đâu mình tới và mình nên làm gì thì mình nhìn trời đất cây cỏ, phố xá núi rừng, nhìn sông nhìn hồ sẽ khác đi. Bởi vì thế giới này nó chính là những gì anh thấy. The world is what you see. Tầm nhìn của anh tới đâu thì thế giới này nó rộng và hẹp đến đó. Chánh pháp chính là con đường khai mở tầm nhìn của mình cho xa hơn, rộng hơn, sâu hơn, cao hơn.

Sư Giác Nguyên