Nhập thất: “Thấy lỗi mình, đừng nhìn lỗi người” (7)

Trật tự thế giới sẽ thay đổi, khi mà con người chỉ cần tâm tâm, niệm niệm thật sự sống hoàn toàn với tư tưởng như thế thì mọi ác pháp sẽ dần biến khỏi thế giới này này bởi cái tâm hướng đến toàn thiện, toàn bích, bởi chẳng còn gì nữa để mà hằn thù, để mà ganh ghét, để đố kỵ.

 

Thấy lỗi mình, đừng nhìn lỗi người, đó là lời dạy của thầy – Trưởng lãoThích Thông Lạc. Lời dạy thật thấm thía của bậc A-la-hán đối với tất cả ai một lần được nghe, được biết, được thấy…để rèn giũa, sửa thân, sửa tâm thay đổi con người mình.

Trật tự thế giới sẽ thay đổi, khi mà con người chỉ cần tâm tâm, niệm niệm thật sự sống hoàn toàn với tư tưởng như thế thì mọi ác pháp sẽ dần biến khỏi thế giới này này bởi cái tâm hướng đến toàn thiện, toàn bích, bởi chẳng còn gì nữa để mà hằn thù, để mà ganh ghét, để đố kỵ. Qui luật nhân quả là như vậy.

Tôi từng sống và làm công việc thiện nguyện tại Trung Tâm Dưỡng Sinh Bình Dương (TSH) – Một pháp môn thiền trị bệnh. Công việc ở đây là thực hành thiền định, chữa trị bệnh tật. Bạn có thể công kích, đả phá hay lên tiếng ca ngợi, tuỳ bạn, nhưng rõ ràng pháp môn vẫn tồn tại phát triển rất tốt. Có lẽ đến hàng triệu môn sinh trên cả nước (giống như hệ phái nguyên thuỷ của Thầy Thông Lạc, còn việc có hay không khả năng chữa trị bệnh tật, riêng tôi khẳng định có.

Nhập thất: Thiền xả tâm (6)

00

Nếu không có khả năng thực sự như đã giới thiệu, truyền tai nhau thì tự nó đã chịu sự đào thải của xã hội. Sự sàng lọc tự nhiên vốn là qui luật. Cũng tại đây, tôi nghiệm ra phương pháp truyền dạy chủ lực đó là ám thị. Ám thị về khai mở LX, ám thị về quyền năng vô song, giúp đưa các tâm linh của những người đã khuất siêu thoát…và còn nhiều nữa. Họ dựng lên cả truyền thuyết để thờ phượng vị tổ sư hư cấu. Tương tự như thôi miên (của thần kinh học) ám thị tỏ rõ hiệu năng tương tự về lòng tin mà Đức Phật đã dạy: món ăn cho minh giải thoát.

Thực sự, lòng tin đem lại tất cả: thành công thất bại; được mất, hơn, thua…Nhưng lòng tin có hai loại:

1. Được vun đắp, củng cố bằng tri kiến, sự thấu hiểu, bằng sự xác chứng để tự tu, tự chứng, tự đạt chính là lòng tin khoa học mà Đức Phật đã truyền dạy.

2. Khác hẳn với lòng tin mơ hồ, lòng tin tôn giáo đó là ám thị….Lòng tin ám thị thì không cần kiểm chứng, trải nghiệm. Tuy vậy, cả hai đều chịu sự câu thúc, kiểm soát của hành trình nhân quả.

Xây dựng lòng tin nhân quả lời nói của bạn là sự chân thành, hành động sẽ trở thành khiêm hạ, mọi suy nghĩ sẽ thành là từ tâm. Còn ám thị thì không, tôi quá hiểu con người hành xử trong trạng thái ức chế, ám thị đánh mất sự khiêm hạ, chân thành, từ tâm, khi ấy cho dù lời nói đầy ái ngữ vẫn luôn là đãi bôi, hành động là từ tốn, hiếu khách vẫn hàm chứa sự thiếu chân thành.

Có lẽ, khái quát như thế về hai thế giới ám thị: chữa bệnh và giác ngộ cũng vừa đủ để bạn nhận thức và kiểm chứng.

Những lời mà bậc A-la-hán răn dạy chúng sinh giữa thời mạt pháp qua thực tiễn đến nay đã 43 năm (33 năm dạy đạo, 10 năm kỷ niệm ngày Trưởng lão nhập diệt). Qui luật nhân quả mà tôi trình bày qua loạt bài “10 câu hỏi trăn trở và thao thức” tôi vẫn cứ nhắc đi nhắc lại rằng: Tôi dành cho Trưởng lão sự kính ngưỡng cho những nổ lực của một bậc A-la-hán nhưng đồng thời không ngại nêu lên những vấn đề sai lầm để mong nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc (kể cả phản ứng gay gắt nếu cần trên tinh thần bình đẳng, văn minh). Trong toàn bộ thư viện của Thầy có thể tách thành hai loại khẩu khí. Một là bạo ngữ để đối trị tà pháp, ngoại đạo; hai là ái ngữ với những sẻ chia, những giá trị về đạo đức, về văn hoá…

Tôi hơi tiếc rẻ khi trí tuệ bậc A-la-hán được khai thác ở khía cạnh cái mạnh mẽ, cái dũng lược, cái đa mưu để đối trị tà pháp, để “dựng lại chánh pháp”, bằng việc đến Thầy Thanh Từ để xin được nhập diệt, bằng bạo ngữ công kích, đả phá, đối trị tà pháp, ngoại đạo, bằng việc lôi kéo đàn na vào cuộc cách mạng, hành trình nhân quả được bắt đầu kiến tạo như thế. Cái lý cho sự mạnh mẽ, cho những bạo ngữ là những hằn hộc, căm thù (đó không là ác pháp thì gọi là gì) chứ không bằng tình thương yêu bao la, rộng khắp, bằng thiện pháp của Đức Thế Tôn.

“Một trò tuồng của nhân quả”. Thực tại minh chứng cho điều đó, minh chứng hùng hồn cho luật nhân quả.

Tôi viết những dòng này giữa lúc vụ ồn ào của TS ĐH chỉ trích công kích các sư thầy sống với tham dục, thừa mứa vật chất. Bất kỳ đâu, lúc nào thuận miệng lại nghe nhắc đến luật nhân quả. Nhưng luật nhân quả  có vẻ làm không hết việc qua những mảnh ghép của cuộc sống với bệnh tật ngày một diễn biến cực nhanh, dữ dội, đi trước khoa học. Tai ương, hoạn nạn, xung đột chủng tộc, quốc gia…có nguy cơ chuyển thành chiến tranh thế giới thứ ba.

Vụ một tiến sĩ phát biểu ngoài lĩnh vực chuyên môn, nó như chuyện trà dư, tữu hậu, nghe qua rồi bỏ thế mà lại tạo nên ồn ào. Thế thì bạn nghĩ gì với 10 tập Đường về xứ Phật – Trưởng lão Thích Thông Lạc với những hệ phái Phật giáo bị vạch mặt lừa đảo tín đồ,…và rất nhiều nữa như một cuộc thánh chiến quyết tử…

Trong khi giáo lý của Phật giáo được chia ra làm 8 lớp học và ba cấp rõ ràng, nó là một chương trình giáo dục đào tạo con người có đầy đủ đạo đức nhân bản – nhân quả, xây dựng lại cuộc sống của con người mà mọi người không còn làm khổ cho nhau nữa, biến thế gian này thành cảnh giới thiên đàng, cực lạc.

Trong sinh hoạt hằng ngày, tồn tại quanh ta ở các tu viện, ở tất cả mọi nơi linh thiêng, những nơi thờ tự…luật nhân quả có lẽ là điều được nói đến nhiều nhất để mọi người học lấy, trải nghiệm lấy mà thấm thía, sửa mình.

Nếu cứ tâm tâm, niệm niệm “Thấy lỗi mình, đừng nhìn lỗi người” thì sẽ đến lúc chẳng có những câu chuyện trà dư tữu hậu về “cái nghề đi tu” sẽ chẳng có một tiến sĩ hàm hồ, sẽ chẳng có những trang sách hằn hộc, công kích các hệ phái,…bởi vì hiểu sâu nhân quả, thấu triệt nhân quả. Sự non kém ấy tưởng chỉ có ở kẻ phàm phu chứ không thể ở bậc A-la-hán. Cái nhân quả mà tôi luôn nhắc trong “10 câu hỏi…”.

“Thấy lỗi mình đừng nhìn lỗi người”

Xây dựng ĐVXP, Trưởng lão với xuất phát điểm lúc đầu là chân thiện, là mong muốn nuôi dưỡng thiện pháp từ tấm bé khi bắt đầu xuất gia như pháp sư Trần Huyền Trang (Tây Du Ký). Nhưng sự “nôn nóng dựng lại”, sư bức xúc, lo lắng, ưu tư với tâm thức pháp giới nếu chẳng phải là ác pháp thì đâu làm sai lệch tôn chỉ, mục đích, đâu làm biến dịch thay đổi đường đi nhân quả. Thực ra cái trật tự tôn giáo, đức tin tôn giáo vẫn còn nguyên như nó vốn có. Chỉ chánh pháp, khoa học, thực chứng nếu có thể “phải dựng lại” thì nó phải trên cơ sở “trật tự mới, đức tin mới” khoa học hơn, chân thiện hơn thì tự khắc cái khoa học ấy nó hấp dẫn, lôi kéo tín đồ ra khỏi sự vô minh, sự u tối.

Tư duy là gì nếu không phải cái không gian hoàn toàn tự do mà yêu ma cũng có quyền trá hình len lỏi vào. Chính vì vậy mà sự phản tỉnh hết sức cần thiết cũng chính là duyên sự thay đổi đường đi nhân quả. Nếu có những phản tỉnh đúng lúc hợp thời tin chắc Thầy sẽ giảm đi rất nhiều cái bạo ngữ để thư viện Chơn Như tăng thêm những ái ngữ để “Lòng yêu thương” rộng khắp trên tinh thần lục hoà được ban rải khắp nơi nơi…

“…Lòng thương yêu là thiện pháp, không phải là ác pháp. Có người đọc trong kinh sách thấy trong kinh dạy: “Ghét cũng khổ, thương cũng khổ”, từ đó họ suy ra không thương cũng không ghét, vì thương ghét là pháp đối đãi, pháp đối đãi là pháp khổ. Do đó, người ta cố gắng để diệt lòng thương yêu. Hiểu như vậy là hiểu sai, hiểu sai thì ta tu hành chẳng có kết quả…”

Nhân quả là hành trình của mỗi cuộc đời, dù có chứng đạo như Phật vẫn phải trả nhân quả. Chúng sinh vốn đã u mê và tiếp tục hành trình nhân quả của mình nên mới mong ngóng một A-la-hán. Đừng đổ cho phước chúng sinh chưa đủ. “Thấy lỗi mình, đừng nhìn lỗi người.” Thầy đã dạy vậy rồi mà…

Kỳ Nam