Nhập thất: Đường lối và công cụ (13)

Tu tập, đi đến giải thoát hoàn toàn thì khác mà điều này chúng ta chưa nói thật với nhau rằng lối đi của chúng ta chưa thật quang đãng, vẫn còn nhiều mâu thuẫn, vẫn còn nhiều vướng kẹt, chưa thông.

 

Trong chặng đường lịch sử tu học đến chứng đạo, Đức Phật đã để lại câu chuyện về việc học đạo với hai vị thầy Alara Kalama và Uddaka Ramaputa. Câu chuyện ngoài ý nghĩa về việc nhầm lẫn thứ bậc giữa hai loại thiền trái ngược nhau thiền vô sắc và thiền hữu sắc còn một điều rất quan trọng trong giáo pháp của Đức Phật đó là: “ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng”.

Con đường tự tu, tự chứng đã được đúc kết là cả hai vị thầy đều dành cho ngài sự nể trọng đặt biệt các đạo sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng.

Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đến chỗ Alara Kalama ở, khi đến xong liền thưa với Alara Kalama: “Hiền giả Kalama, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này”.

Này các Tỷ-kheo, được nghe nói vậy, Alara Kalama nói với Ta: “Này Tôn giả, hãy sống (và an trú). Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí, không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy), tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú”. Này các Tỷ-kheo, và không bao lâu ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời ta nói giáo lý của kẻ trí và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng tọa), và ta tự cho rằng ta như kẻ khác cũng vậy, ta biết và ta thấy.

Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: “Alara Kalama tuyên bố pháp này không phải chỉ vì lòng tin: “Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú”. Chắc chắn Alara Kalama biết pháp này, thấy pháp này rồi mới an trú”. Này các Tỷ-kheo, rồi ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến ta nói với Alara Kalama: “Hiền giả Kalama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố pháp này?” Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, Alara Kalama tuyên bố về vô sở hữu xứ.

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: “Không phải chỉ có Alara Kalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Alara Kalama tuyên bố: “Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta an trú”.

Nhập thất: Vi mạch bán dẫn (12)

14484869_336207586730061_1468676371477014550_n

Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến, Ta nói với Alara Kalama: “Này Hiền giả Kalama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?”

– “Vâng, Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy”.

– “Này Hiền giả, tôi cũng tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy”. “Thật lợi ích thay cho chúng tôi, Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!”

Như vậy, này các Tỷ-kheo, Alara Kalama là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: “Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ”. Như vậy này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp này, và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.

Những điều mà Tất Đạt Đa mơ ước tìm kiếm sự chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ, tìm kiếm sự: yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết bàn…thì cả Alara Klama và sau này với Uddaka Rammaputa đều không có mà chỉ là: Không vô biên…thức vô biên…Chính sự tìm cầu miệt mài nhẫn nại đó đã đem lại kết quả mà ngày nay chúng ta có một Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Với vô số những sao chép, dị bản về huyền thuật, năng lực siêu phàm.

Riêng 37 phẩm trợ đạo

1. Tứ niệm xứ,

2.Tứ như ý túc,

3. Tứ chính cần,

4. Ngũ căn,

5. Ngũ lực,

6.Thất bồ đề phần,

7.Bát chánh đạo

Trưởng lão Thích Thông Lạc thay bằng Tứ vô lượng tâm và Tứ bất họai tịnh mà không đưa ra lý do xác đáng. Tôi nghĩ có sự nhầm lẫn khi ấn tống sách, toàn bộ lộ trình, được Đức Phật đúc kết tóm tắt, độc đáo trong bài “Xác định các pháp tu tâp” của Trưởng lão và “Kinh Bát Thành”. Cả hai hợp lại là đường lối ( Xác định các pháp) và công cụ (Kinh bát thành).

– Nhất tâm là định.

– Bốn niệm xứ là định tưởng.

– Bốn tinh cần là định tư cụ.

– Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.

– Thở vô và thở ra là thân hành.

– Tầm tứ là khẩu hành.

– Tưởng thọ là tâm hành.

(Tăng Nhất A Hàm tập 3)

Đường lối và công cụ cần có sự nhất quán, dứt khoát, đúng đắn sẽ cho ta một lối đi tập trung chứ không như cách chúng ta hiện nay, rõ ràng đại chúng tìm cầu lối sống thiện lành, tu tập Phật pháp mày mò, phương hướng trong Tám vạn bốn ngàn pháp môn đã đành mà ngay cả Nguyên thuỷ- con đường mà A-la-hán Thích Thông Lạc (TTL) đã dày công truyền dạy cũng không, cũng chưa đem lại kết quả khả quan.

Đến giờ, thật sự chưa có một đệ tử nào của thầy (TTL) bộc lộ khả năng nối tiếp con đường chánh pháp mà thầy TTL đã mở ra ngoài những hội nhóm, trú xứ, ngoài những tranh luận pháp hành. Tìm hiểu để có một đời sống thập thiện, ngũ giới, tìm hiểu để có văn hoá Phật giáo không làm khổ mình khổ người thì quá tốt. Nhưng tu tập, đi đến giải thoát hoàn toàn thì khác mà điều này chúng ta chưa nói thật với nhau rằng lối đi của chúng ta chưa thật quang đãng, vẫn còn nhiều mâu thuẫn, vẫn còn nhiều vướng kẹt, chưa thông. Khi đường lối và công cụ chưa được khẳng định rõ ràng thì:

Điều trước tiên nhầm lẫn về nhất tâm chưa đánh giá chính xác vai trò trong bộ tam pháp Nhất tâm – Tứ niệm xứ- Tứ chánh cần không thể phát huy được hiệu quả. Chưa hợp nhất được chữa bệnh với giác ngộ thì rõ ràng chúng ta đang bước đi khập khiểng.

Điều thứ hai Kinh Bát thành công cụ (Tứ thánh đinh + Tứ vô lượng tâm) với 8 pháp chưa được hệ thống đúng: Căn bản sơ thiền (cả 8 pháp) và nâng cao (Tứ thánh định)  là 2 bậc nhị tam thiền.

Vào đến sơ thiền bằng tứ vô lượng, bạn muốn đi tiếp phải bước sang nhị, tam thiền (tứ thánh định) thì mới tiếp  tục đi đến vô thượng chánh đẳng giác.

Điều thứ ba Bát chánh đạo lại bị loại để thay vào Tứ vô lượng và Tứ bất hoại tịnh trong 37 phẩm trợ đạo. Trong khi Tứ vô lượng (trong Bát thành) là pháp căn bản tu tập thuộc công cụ nhập sơ thiền chứ không phải phẩm trợ đạo.

Cuối cùng, chưa xác định đúng hai bước gay go nhất như trâu chúa thù thắng, như đại tượng qua sông đó là 1. Nhập sơ thiền và 2. Nhập tứ thiền. Nhị, tam thiền thì đơn giản không dụng công, không phí sức. Cứ đọc những “Những bức tâm thư” sẽ thấy rõ nhưng day dứt của Trưởng lão, nhất là “Tẩu hoả nhập ma”. Tẩu hỏa nhập ma không gì khác đó là hệ quả của sự qui chiếu một chiều về “tinh thần”, về sự cưỡng cầu, sự duy ý chí, trong khi “vật chất” mới chính là hệ luỵ, nơi huân tập nặng nề, nơi mà Đức Phật đưa ra ví dụ về 3 trường hợp dụng công “đánh lửa” cho:

1. Cây đầy nhựa đặt trong nước

2. Cây đầy nhựa vớt khỏi nước

3. Cây khô vớt khỏi nước

Hợp nhất (nhất tâm) chính là đem thân định trên tâm, tâm định trên thân. Chúng ta công kích thiền tưởng nhưng lại qui chiếu một chiều về “tinh thần” chẳng khác với thiền tưởng, chỉ khác là đem vào thiền định (hoạt đông điều thân + Điều tâm) bằng tưởng hay thức mà thôi.

Và xin lưu ý điều quyết định ở đây đó là việc xác định lậu hoặc là cảm thọ, cảm thọ là lậu hoặc Dụng công hay không dung công: “…Tại sao Đức Phật lại dụng công đến mức các sa môn tưởng đã chết. Trưởng lão thì tuyên ngôn không dụng công, không phí sức. Một con người chay tịnh từ năm lên tám, cơ thể đã thanh tịnh, chỉ cần tìm đúng hướng đi của Đức Phật sẽ khác với một thái tử với kẻ hầu người hạ, cung phụng dư thừa cao lương mỹ vị, cuộc sống sa hoa, vật chất đủ đầy. Lại là người tìm ra, vạch ra con đường cho chúng sinh sau này. Các bạn có thể tự suy ngẫm tìm lời giải đáp…”

Để thấy rõ ngay đến những học trò được tuyển chọn trong nhiều năm để vào Tứ niệm xứ giai đoạn “nâng cao” đều rơi rụng hết.

Hợp nhất (trong 3 pháp – Nhất tâm là định) chính là xả thân cầu đạo, xả phú cầu bần. Điều phục tâm là điều phục thân, nhưng muốn thay đổi tâm lại bằng điều phục thân, hay ngược lại thay đổi thân bằng điều phục tâm là ta đi đường vòng, dụng công, tốn quá nhiều công sức. Và quan trọng là chưa biết áp dụng Tứ niệm xứ một cách hiệu quả. “quán thân (1)…để khắc phục tham ưu ở đời (2)” quán ở đâu, biết ở đâu chứ chỉ biết quán một là được cả bốn thì còn nói làm gì.

Quán thân trên thân…để khắc phục tham ưu ở đời

Quán thọ trên các thọ để khắc phục tham ưu ở đời

Quán tâm trên tâm để khắc phục tham ưu ở đời

Quán pháp trên các pháp để khắc phục tham ưu ở đời

Đọc thật kỹ đi các bạn, thọ và pháp là 2 trụ xứ liên đới thân, tâm cho nên quán thọ hay quán pháp đều có thể là thân, có thể là tâm. Phải biết thuộc trụ xứ nào để khắc phục tham ưu chứ. Ví dụ có cảm giác nôn nao, bất an, buồn bã (Tâm) nó khác với cảm thọ trên (Thân) đau nhức nhức ngáy…Còn khắc phục tham ưu thì phải hiểu nó là một thuật ngữ mênh mông vô cùng.

Bạn đoạn diệt lậu hoặc (cảm thọ) bằng thể dục, động công, bằng đi kinh hành cho thoát mồ hôi, bằng luyện tập võ công…đến 7 pháp đoạn trừ (tri kiến, phòng hộ, thọ dụng, kham nhẫn, tránh né, trừ diệt và…tu tập) Mà tu tập là gì? Là hành thiền là phương pháp tối hậu, cao nhất trong 7 pháp.

Kỳ Nam