Nhập thất: Đắc đạo, đắc Pháp và đắc quả (14)
Tu tập và nếu có được kết quả đắc đạo, có được quả vị cụ thể rõ ràng đó là một mong muốn, một ước mơ. Thực ra điều này ít được nghe đề cập đến mà tinh thần hướng đạo của Phật tử khắp nơi là hành thiện, tránh ác, thiểu dục tri túc, có đời sống an hoà, thanh thản. Cho nên khi nghe những tuyên ngôn, những lời tiếp thị về con đường chứng đạo qua hấp dẫn, ai mà chẳng quan tâm.
Trả lời câu hỏi của Nguyên Phương
Hỏi 1: Muốn đắc đạo ngay trong kiếp sống này, thì cần phải hội đủ các yếu tố, điều kiện nhân duyên nào?
Đáp: Muốn đắc đạo ngay trong kiếp sống này, thì cần phải hội đủ các yếu tố, điều kiện nhân duyên như sau:
1. Phải có ý chí dũng mãnh;
2. Phải có nghị lực kiên cường;
3. Phải bền lòng, không nản chí trước những khó khăn;
4. Phải gan dạ, và nhất là phải có lòng tin nơi Phật, Pháp, Tăng tuyệt đối.
Khi hội đủ các yếu tố trên, dù có đứng trước cái chết con cũng không hề nao núng bỏ pháp, do đó, chỉ trong một kiếp này con đạt được đạo.
Ở đấy, một phương pháp được áp dụng như tất cả các tôn giáo đó là tạo nên một lòng tin ám thị, trật tự ám thị, không qua trải nghiệm, chứng nghiệm, xác chứng như lời Phật dạy “Hãy tự thăp đuốc lên mà đi”. Tất cả mọi người phải luôn tỏ ra là những cổ máy, rất “thuộc bài”, không cần năng lực trải nghiệm, năng lực tư duy, năng lực hấp thụ, chuyển hoá lý thuyết. Vì vậy, họ cố nhồi nhét, “ăn không cần nhai”. Và họ cố tạo thành những bản sao, “học tập và làm theo”, điều đó có thể giải thích “vì sao đến giờ, hết một đời A-la-hán, thế gian vẫn vậy”.
Thế nhưng bảo rằng nhân thành quả, quả thành nhân là hệ luy, hệ thống một chuỗi những tương tác, tương ưng, là luật hấp dẫn, là sư chiêu cảm tần số dao động. Sẽ có người lại bảo “Chứng minh đi”. Chứng minh thế nào: Khổ-Tập-Diệt-Đạo cũng cần chứng minh là chân lý ư?
Mọi triết thuyết đều có thể đổ nhào khi nó không biểu đạt sự vận hành chuẩn xác, đúng với bản chất của thế giới, của vũ trụ. Lý thuyết của Mác giờ không được nhắc đến như trước đây, nhưng những cặp phạm trù nội dung hình thức; Vật chất và tinh thần; Hiện tượng và bản chất…vẫn nguyên giá trị. Con người cũng vậy, chỉ có thể tồn tại khi hội đủ hai mặt, hai yếu tố cấu thành thân và tâm. Không thể xem nhẹ mặt nào, thậm chí vật chất quyết định ý thức.
Yếu tố tinh thần, duy tâm chủ quan, qui nạp tất cả tâm về giá trị tinh thần đó là mảnh đất của thần quyền, của quyền lực tuyệt đối, của đức tin ám thị, trật tự ám thị. Qui kết vào tinh thần, vào thần quyền chính là mảnh đất mầu mỡ phát triển mê tín, dị đoan, thần quyền, pháp thuật mà tôi đã trải nghiệm thời thiền chữa bệnh. Tứ thần túc (TTT) với Thất giác chi (TGC) cũng vậy.
Dục như ý túc, tinh tấn như ý túc, Định như ý thúc, Tuệ như ý túc…Đó là sự tương thích của thân tâm mà phần sinh lý (vật chất luôn quyết định) là vượt trội chứ không phải tâm lý, không do tác ý, không do ám thị. Tương tự, trong pháp “ăn chay ngày một bữa” cũng vậy, hiểu sai bạn chẳng bao giờ gặt hái kết quả như ý (nhân quả là vậy, chánh tư duy chính là đây), cần hiểu đúng giá trị khoa học của phương pháp chứ đừng làm méo mó thiên lệch do quá chú trọng đến tác ý ly dục, đến ám thị tâm linh…Trải nghiệm trên thân, tâm của chính mình tôi quá hiểu điều đó. Quán chiếu Tứ niệm xứ với tư duy rõ ràng về tứ đại bạn mới nhận rõ việc điều thân và điều tâm.
Chính điều thân bằng tất cả nổ lực, thay đổi mới nhận ra thân luôn là sự suy sụp nặng nề thể trạng đó là một thực tế bệnh trạng thực thể và tâm linh, một thực tế về lộ trình sinh-trụ-hoại-diệt. Một số người có triệu chứng lâm sàng thần kinh thì đã nhập viện tâm thần còn bình thường tự nó điều chỉnh không ngừng để giữ vai trò chủ nhân ông.
Khi hành trì thiền định, tác dụng tức thời là điều tâm. Còn thân thì là một quá trình lâu dài, nhọc nhằn mà pháp ly dục (ăn chay ngày một bữa) lại chính là hoạt động tương tác, hỗ trợ cực kỳ hiệu quả. Nó là hoạt động điều thân nhưng đang được hiểu một cách sai lầm là điều tâm, là sự tiết chế tham dục của bậc thánh tăng, là ý thức lực. Khai thông những nghẽn tắt ở thân lại làm cho hoạt động tư duy (của tâm) trở nên thông suốt, minh mẫn, trí tuệ hơn. Mối quan hệ hữu cơ thân tâm luôn là sự bắt đầu thay đổi, chuyển dịch của thân, chứ không phải của tâm. Mọi nhầm lẫn đều phải trả giá là vậy.
“…Kể cả Tây y, Đông y, Y học Bổ Sung, Y Học Thực Dụng…mỗi ngành đều đưa ra lời tuyên bố như đã bắt được tay, day được cánh thủ phạm bằng những lời hùng hồn. Ôn tồn, khiêm tốn hơn, các phái thiền chữa bệnh bảo rằng “Đó là bệnh căn, bệnh nghiệp”.
Đấy, bệnh nào mà chẳng căn, chẳng nghiệp.
Thực ra cách gọi của thiền chữa bệnh nhằm phân biệt hai loại bệnh, thực thể và tâm linh. Sự khu biệt hai loại bệnh cũng đang rơi vào trạng thái vô hạn của con người mà Einstein nhắc đến.
Hãy bắt đầu bằng nguyên lý mà không ai có thể chối cãi rằng: Sự thông suốt khí huyết chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân bệnh tật.
Bắt đầu như thế, chúng ta trở lại với căn nguyên gốc rễ mà Đức Phật đã tuyên bố:Tứ đại, con người là một thực thể của tứ đại hợp thành gồm Đất – Nước – Gió – Lửa…”.
Ðức Phật cũng đã xác định, nếu ai không tu tỉnh thức thân hành niệm, thì chẳng bao giờ làm chủ sanh, già, bệnh, chết: “Những vị này, không hưởng được bất tử, này các Tỳ Kheo, là những vị không thực hiện Thân Hành Niệm. Những vị hưởng được bất tử, này các Thầy Tỳ Kheo, là những vị thực hiện Thân Hành Niệm” (Tăng Chi Bộ Kinh Tập 1, trang 91, bài số 47-48)…”
Thân hành niệm là niệm của thân, là điều thân thế mà lại được qui về tâm giống như Tứ niệm xứ cũng vậy. Toàn bộ các pháp hành, Đức Phật, con người khoa học của mọi thời đại, chẳng đã dạy “Hãy thắp đuốc lên mà đi”. Không phải ngẫu nhiên mà Einstein đã thốt lên “Những điều ta khám phá hôm nay, Đức Phật đã nhìn ra từ hàng nghìn năm trước”. Đi từ “cái tâm” đơn thuần theo trường phái “thoát ly” của các vị thầy chẳng thấy con đường giải thoát.
Cuối cùng Đức Phật tự mày mò tìm được lối ra với Định tứ thánh, với sự hợp nhất, hoàn hảo của thân tâm với thân định trên tâm/tâm định trên thân và từ đó không có sự đơn biệt, độc lập trong các pháp hành mà luôn là sự câu hữu, liên đới. Thiền định, đó là con đường chứng đạo, con đường mà Đức Phật truyền đạt lại cho tất cả chúng sinh. Đó là tất cả giá trị khoa học cả thực nghiệm thực chứng đưa đến chứng ngộ, đưa đến thanh tịnh, đến sự vô lậu, toàn mãn, toàn giác.
Đáng tiếc, cái cội gốc khoa học lại được vinh danh trở thành tôn giáo với sự ám thị tâm thức mà tạo nên thực trạng đứng trước cội cây đó, mỗi người một cách chọn lựa: kẻ thích gốc, người thích cành…Và dĩ nhiên cứ vậy mỗi chọn lựa, và sự khiếm khuyết, ngộ nhận, là lẽ tự nhiên bởi vì mỗi phần cội cây đều có những giá trị riêng. Ta không thể phủ nhận bất cứ cái nào…”.
Đi từ cội gốc tôn giáo, với những ám thị về sự độc tôn của cái tâm, quyền lực vô đối của cái tâm, với mong muốn dựng lại chánh pháp, cái tâm thức pháp giới đó là cuộc hành trình nhân quả mà thực tại đã chứng minh cho một sai lầm rất căn bản.
“Ấn tượng” ngồi thiền ức chế tâm trong Trưởng lão khá nặng nề và vì vậy ông kịch liệt phê phán, công kích các học trò “lén lút” ở trong thất “ngồi thiền như con cóc”. Trưởng lão kịch liệt lên án sự độc tôn chiếm lĩnh của tưởng để rồi giao nhiệm vụ ấy cho thức. Không đơn giản thế, Ngài không thấy được rằng, Trường Sinh Học (TSH) – thiền tưởng như người ta vẫn gọi, vẫn phát triển mạnh mẽ với tôn chỉ “Thiền, chỉ có Thiền thôi, cảnh giác mọi phương pháp ngoại lai, trà trộn vào” giờ đã có đến hàng triệu tín đồ (tính tất cả những người bỏ cuộc, những kẻ ra đi và những người ở lại) Tôi từng là tư vấn cho CLB Ung thư và Tiểu Đường của Trung Tâm Dưỡng Sinh Bình Dương nên rất chú tâm đến sự vượt qua bệnh tật của những người bệnh nan y đó. Thật lòng CLB đã tan rã vì chủ trương “bảo vệ pháp môn”, kiên quyết chống lại sự “xâm nhập” của tà giáo cho nên giờ không còn người nào nhưng trên những trang mạng xã hội, báo chí vẫn đưa lên hình ảnh những người bệnh vượt thoát hoàn toàn hai căn bệnh nan y của thế kỷ.
Như tôi đã phân tích chiêm nghiệm: Tất cả những tinh hoa khi đã chứng minh được giá trị tuyệt đối thì không còn là của ai, giáo phái nào, tổ chức nào mà là của cả nhân loại. Do đó, những phương pháp hỗ trợ cũng chẳng khác với 37 phẩm trợ đạo. Thiền mà Đức Phật đã tìm ra (Tứ Thánh Định) chỉ khác với Thiền mà ngài đã học của hai vị thầy Alara Kalama và Uddaka Ramaputa là ở sự hợp nhất thân và tâm. Còn việc cố sức nâng cao vị thế “tòan trị” của tưởng hay thức đều dẫn đến sai lầm nghiêm trọng. Đức Phật cho ta bài học đắt giá nhưng chẳng bao giờ đa ngôn, giải trình mà chỉ nêu lên phương pháp luận, pháp hành cụ thể như chiếc chìa khoá mà Trưởng lão đã vô tình đánh rơi trên đường tìm về đất Phật. Đó là:
1. Nhất tâm là định.
2. Bốn niệm xứ là định tưởng.
3. Bốn tinh cần là định tư cụ.
4. Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.
5. Thở vô và thở ra là thân hành.
6. Tầm tứ là khẩu hành.
7. Tưởng thọ là tâm hành.
(Tăng Nhất A Hàm tập 3)
Nhất tâm, Bốn niệm xứ, Bốn tinh cần đó là bộ ba không tách rời đã bị hiểu sai chỗ “nhất tâm”. Những Bốn niệm xứ, Bốn tinh cần là công cụ trợ đạo để điều thân, điều tâm để qui về thân định trên tâm/tâm định trên thân. Đó là nhất tâm.
Mong sao, qua bài viết này, các bạn thật sự nằm trong số đó chuyển gửi đến chúng tôi những tài liệu khả tín để minh chứng cho một quá trình chữa bệnh. Dù không giác ngộ, chưa giác ngộ, hãy cùng chúng tôi làm tất cả điều có thể để giảm bớt nỗi đau của chúng sinh để có thể cùng hướng đến giác ngộ (sơ thiền-quả vị) chứ không là khái niệm được sử dụng theo trật tự ám thị, lòng tin ám thị, theo sự ngộ độc ngôn từ mà những cuộc chiến thị phần đem đến.